Hướng dẫn chi tiết cách hạch toán thanh lý tài sản

Hướng dẫn chi tiết cách hạch toán thanh lý tài sản

Thanh lý, chuyển nhượng tài sản cố định là hình thức làm giảm đi tài sản cố định của doanh nghiệp trong quá trình sử dụng tài sản của doanh nghiệp. Bài viết dưới đây Kế Toán An Phú xin hướng dẫn cho các bạn chi tiết cách hạch toán thanh lý tài sản theo các quy định pháp luật. Cùng tìm hiểu về cách hạch toán thanh lý tài sản trong bài viết này nhé !

Hướng dẫn chi tiết cách hạch toán thanh lý tài sản
Hướng dẫn chi tiết cách hạch toán thanh lý tài sản

Quy định về thanh lý, chuyển nhượng tài sản

Việc thanh lý, chuyển nhượng tài sản đều được quy định chi tiết trong các điều khoản, điều luật. Và cách hạch toán thanh lý tài sản cũng tương tự. Dưới đây sẽ là những quy định về việc thanh lý, chuyển nhượng tài sản. 

Khi nào cần thanh lý, chuyển nhượng tài sản

Dưới đây là những trường hợp mà doanh nghiệp phát sinh nhu cầu, chuyển nhượng, thanh lý tài sản cố định như sau:

  • Tài sản đã bị hư hỏng và không thể nào khắc phục hay sửa chữa để sử dụng lại nữa. 
  • Tài sản đã lạc hậu và không còn phù hợp với nhu cầu, yêu cầu của doanh nghiệp. 
  • Sáp nhập doanh nghiệp, nhượng bán hoặc là giải thể doanh nghiệp. 

Bên cạnh đó, ở Khoản 1 Điều 38 Thông tư 200/2014/TT-BTC và taij Khoản 1 Điều 32 Thông tư 133/2016/TT-BTC có quy định: “Đối với những TSCĐ đã khấu hao hết (đã thu hồi được đủ vốn) những vẫn đang còn sử dụng vào các hoạt động kinh doanh, sản xuất thì không được phép tiếp tục trích khấu hao”.

Lưu ý: Ở mục này trở đi chúng tôi xin được rút gọn từ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH thành TSCĐ

Những TSCĐ chưa trích đủ khấu hao (chưa thu hồi đủ số vốn) mà đã trục trặc, hư hỏng, cần sang nhượng, thanh lý thì phải xác định rõ nguyên nhân, trách nhiệm của cá nhân, tập thể để xử lý bồi thường và phần giá trị còn lại chưa thu hồi đủ của TSCĐ, không được bồi thường mà phải được bù đắp bởi số thu do thanh lý của chính TSCĐ đó, số tiền bồi thường sẽ do lãnh đạo của doanh nghiệp quyết định. 

Nếu như số thu bồi thường và số thu thanh lý không đủ để bù đắp phần giá trị còn lại chưa thu hồi của TSCĐ, hoặc giá trị mà TSCĐ bị mất thì phần chênh lệch còn lại sẽ được tính là lỗ về thanh lý, chuyển nhượng TSCĐ và kế toán vào các chi phí khác. 

Lưu ý rằng: đối với các TSCĐ không cần sử dụng, chờ thanh lý nhưng vẫn chưa hết khấu hao thì doanh nghiệp phải thu kê hiện công tác theo dõi, quản lý, bảo quản theo đúng quy định hiện hành và trích khấu hao theo như quy định tại Thông tư 46/2013/TT-BTC.

Khi nào cần thanh lý, chuyển nhượng tài sản
Khi nào cần thanh lý, chuyển nhượng tài sản

Các thủ tục khi thanh lý tài sản

Khi có quyết định chuyển nhượng, thanh lý TSCĐ, doanh nghiệp cần phải lập Hội đồng thanh lý TSCĐ.

Hội đồng sẽ có trách nhiệm đảm bảo quá trình thanh lý TSCĐ thực hiện theo đúng quy trình là lập “Biên bản thanh lý TSCĐ” theo đúng với mẫu được quy định.

Biên bản này sẽ được lập thành 2 bản và giao cho các bên:

  • Phòng Kế toán để ghi sổ và lưu trữ hồ sơ
  • Đơn vị quản lý, sử dụng TSCĐ

Quy trình thanh lý tài sản cố định

Bước 1: Phòng ban (hoặc bộ phận) có TSCĐ cần thanh lý căn cứ vào các kết quả kiểm kê tài sản cũng như là quá trình sử dụng, theo dõi TSCĐ để lập đơn đề nghị thanh lý TSCĐ và trình lên ban lãnh đạo công ty để phê duyệt. Trong đơn đề nghị cần ghi rõ về danh mục TSCĐ cần thanh lý. 

Bước 2: Đại diện doanh nghiệp sẽ đưa ra quyết định thanh lý TSCĐ. 

Bước 3: Tiến hành thành lập Hội đồng thanh lý TSCĐ bao gồm:

Thủ trưởng của đơn vị: chủ tịch Hội đồng thanh lý TSCĐ

Kế toán tài sản, kế toán trưởng

Trưởng hoặc phó bộ phận cơ sở vật chất của đơn vị, cán bộ phụ trách tài sản.

Đại diện đơn bị trực tiếp theo dõi, quản lý TSCĐ cần thanh lý

Những các bộ hiểu rõ về tính chất, đặc điểm và các tính năng kỹ thuật của TSCĐ cần thanh lý. 

Đại diện đoàn thể: Công đoàn hoặc Thanh tra Nhân dân (nếu cần)

Bước 4: Hội đồng thanh lý TSCĐ sẽ trình người đứng đầu doanh nghiệp để quyết định hình thức xử lý TSCĐ như là bán tài sản hoặc huỷ tài sản (việc này sẽ phụ thuộc vào đặc điểm và tình trạng hiện tại của TSCĐ cần thanh lý).

Bước 5: Hội đồng thanh lý TSCĐ sẽ lập “Biên bản thanh lý TSCĐ” sau khi đã cho tiến hành thanh lý. Đồng thời, quy trình này sẽ đi cùng với một bộ hồ sơ thanh lý TSCĐ bao gồm: 

  • Biên bản kiểm kê TSCĐ
  • Biên bản cuộc họp Hội đồng thanh lý tài sản cố định
  • Biên bản xác định, đánh giá lại TSCĐ
  • Quyết định thanh lý TSCĐ
  • Biên bản thanh lý TSCĐ
  • Hoá đơn bán tài sản cố định
  • Biên bản giao nhận tài sản cố định
  • Biên bản huỷ TSCĐ
  • Hợp đồng kinh tế chuyển nhượng, bán tài sản cố định cần được thanh lý
  • Thanh lý hợp đồng kinh tế chuyển nhượng, bán tài sản cố định
Quy trình thanh lý tài sản cố định
Quy trình thanh lý tài sản cố định

Cách hạch toán thanh lý tài sản

Căn cứ vào biên bản thanh lý TSCĐ và những chứng từ có liên quan đến các khoản thu, chi thanh lý TSCĐ,…Cách hạch toán thanh lý tài sản cố định sẽ như sau:

  • Phản ánh về số thu nhập của việc nhượng bán, thanh lý TSCĐ:

Nợ những loại TK 111, 112, 131 (tổng giá trị thanh toán)

    Có TK 711 – Thu nhập khác (số thu nhập chưa tính thuế GTGT)

    Có TK 3331 – phần thuế giá trị gia tăng phải nộp (33331) (nếu có)

  • Những khoản  chi phí phát sinh cho các hoạt động nhượng bán, thanh lý TSCĐ, ghi:

Nợ TK 811 – Các loại chi phí khác

Nợ TK 133 – phần thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)

    Có các TK 111, 112, 14-, 331,…(tổng giá trị thanh toán)

  • Ghi giảm nguyên giá tài sản cố định nhượng bán, thanh lý, ghi:

Nợ TK 214 – Hao mòn, hao hụt tài sản cố định (giá trị hao mòn)

Nợ TK 811 – các loại chi phí khác (phần giá trị còn lại)

    Có TK 211 – tài sản cố định (TSCĐ)  hữu hình (nguyên giá)

    Có TK 213 – tài sản cố định (TSCĐ) vô hình (nguyên giá)

Nếu có bán hồ sơ thầu nhượng bán, thanh lý TSCĐ: ghi nhận khoản thu từ việc bán hồ sơ thầu liên quan ghi:

Nợ những Tk 111, 112, 138

    Có TK 811 –  Các loại chi phí khác

Cách hạch toán thanh lý tài sản
Cách hạch toán thanh lý tài sản

Lưu ý: Cách hạch toán thanh lý tài sản cố định vô hình được pháp lý quy định như hạch toán thanh lý, nhượng bán tài sản cố định. 

Kết luận

Qua bài viết chắc hẳn các bạn cũng đã hiểu rõ về những quy định về thanh lý, chuyển nhượng và các thủ tục thanh lý tài sản rồi. Bài viết cũng đã nêu lên quy trình thanh lý tài sản cùng với đó là cách hạch toán thanh lý tài sản một cách chi tiết. Và nếu bạn cần tìm một đơn vị cung cấp các dịch vụ về kế toán thì Kế Toán An Phú sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo cho doanh nghiệp của bạn!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *