Định nghĩa chi tiết về các khoản giảm trừ doanh thu

Định nghĩa chi tiết về các khoản giảm trừ doanh thu

Khoản giảm trừ doanh thu là một thuật ngữ khá quen thuộc đối với những người học hay làm công việc kế toán. Tuy nhiên, đối với những người ngoài ngành thì không phải ai cũng hiểu rõ được cụm từ này. 

Vậy các khoản giảm trừ doanh thu là gì? Cách tính khoản giảm trừ doanh thu như thế nào? Bài viết bên dưới của Kế Toán An Phú, sẽ cung cấp một số thông tin để chúng ta hiểu rõ hơn về các khoản giảm trừ doanh thu.   

Khoản giảm trừ doanh thu là gì?

Khoản giảm trừ doanh thu là gì?
Khoản giảm trừ doanh thu là gì?

Khoản giảm trừ doanh thu là các khoản phát sinh đã được điều chỉnh để làm cho doanh thu bán sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của công ty giảm đi ở kỳ kế toán. Các khoản giảm trừ doanh thu bao gồm phần giảm giá hàng bán, chiết khấu thương mại và phần hàng bán bị trả lại. 

Cách tính khoản giảm trừ doanh thu

Cách tính khoản giảm trừ doanh thu
Cách tính khoản giảm trừ doanh thu

Để tính những khoản giảm trừ doanh thu, chúng ta cần hiểu những tài khoản hạch toán về giảm trừ doanh thu. Để hạch toán những khoản giảm trừ doanh thu thì tài khoản 521 sẽ có 3 tài khoản cấp 2, gồm có:

  • TK 5211 là chiết khấu thương mại.
  • TK 5212 là hàng bán bị trả lại.
  • TK 5213 là phần giảm giá dịch vụ, hàng hóa.

Tài khoản 521 có kết cấu, những khoản giảm trừ doanh thu

Bên Nợ:

  • Số tiền chiết khấu thương mại công ty thanh toán lại cho khách hàng.
  • Số lượng sản phẩm, hàng hóa giảm bị trả lại công ty đồng ý cho người mua.
  • Phần doanh thu hàng hóa bị trả và công ty hoàn lại tiền cho phía người mua hay trừ vào những khoản phải thu từ phía khách hàng về sản phẩm, hàng hóa đã bán.

Bên Có:

  • Kết chuyển tất cả số chiết khấu thương mại, giảm giá sản phẩm bán, doanh thu sản phẩm, hàng hóa mà khách hàng trả vào tài khoản 511.
  • Loại tài khoản 521 sẽ không có số dư ở cuối kỳ.

Hạch toán các khoản giảm trừ doanh thu

Sau đây, chúng ta sẽ tìm hiểu cụ thể về hạch toán giảm trừ doanh thu. 

Đối với chiết khấu thương mại

Hạch toán chiết khấu thương mại
Hạch toán chiết khấu thương mại

Đối với trường hợp công ty tính thuế giá trị gia tăng dựa theo cách thức khấu trừ:

  • Nợ TK 5211: là chiết khấu thương mại cho khách hàng hưởng.
  • Nợ TK 3331: là thuế giá trị gia tăng ghi giảm.
  • Có TK 111, 112, 131 là tổng các giá trị chiết khấu dành cho người mua.

Đối với trường hợp công ty tính thuế giá trị gia tăng dựa theo cách thức trực tiếp thì sẽ hạch toán như sau:

  • Nợ TK 521: là chiết khấu thương mại cho khách hàng hưởng.
  • Có TK 111, 112, 131 là tổng các giá trị chiết khấu dành cho người mua.

Với các khoản giảm giá hàng hoá phát sinh

Hạch toán giảm giá hàng bán
Hạch toán giảm giá hàng bán

Đối với trường hợp công ty tính thuế giá trị gia tăng dựa theo cách thức khấu trừ:

  • Nợ TK 5213 là giá trị của hàng hóa giảm cho người mua.
  • Nợ TK 3331 là thuế giá trị gia tăng ghi giảm.
  • Có TK 111, 112, 131 là tổng các giá trị hàng hóa giảm cho người mua.

Đối với trường hợp công ty tính thuế giá trị gia tăng dựa theo cách thức trực tiếp:

  • Nợ TK 5213 là giá trị của hàng hóa giảm cho người mua.
  • Có TK 111, 112, 131 là tổng các giá trị giảm đi cho người mua. 

Với khoản hàng hoá hoàn trả từ khách hàng

Đối với trường hợp công ty tính thuế giá trị gia tăng dựa theo cách thức khấu trừ:

  • Nợ TK 5212 là doanh thu số hàng hóa bị trả ghi nhận giảm.
  • Nợ TK 3331 là thuế giá trị gia tăng ghi giảm.
  • Có TK 111, 112, 131 là tổng doanh thu gồm thuế ghi nhận giảm.

Đối với trường hợp công ty tính thuế giá trị gia tăng dựa theo cách thức trực tiếp:

  • Nợ TK 5212 là doanh thu số hàng hóa bị trả ghi nhận giảm.
  • Có TK 111, 112, 131 là tổng các doanh thu gồm thuế ghi nhận giảm.

Hạch toán thể hiện giá trị của hàng hóa nhập lại kho, ghi giảm vốn hàng nhập lại kho.

  • Nợ TK 156 là giá trị hàng hóa bị trả nhập kho.
  • Có TK 632 là giá vốn của hàng hóa bị trả ghi nhận giảm. 

Các khoản giảm trừ doanh thu bán hàng

Vào cuối kỳ kế toán thì bộ phận kế toán sẽ làm bút toán kết chuyển những khoản giảm trừ doanh thu dành cho khách hàng ở những trường hợp trên. Phương pháp hạch toán là:

  • Nợ TK 511: Những khoản giảm trừ làm cho doanh thu bị giảm.
  • Có TK 5211: Chiết khấu thương mại làm doanh thu giảm.
  • Có TK 5213: Giảm mức giá hàng hóa bán làm doanh thu giảm.
  • Có TK 5212: Hàng hóa bán bị trả làm doanh thu giảm.

Bài viết trên đã giúp chúng ta hiểu hơn về hạch toán các khoản giảm trừ doanh thu.

Kế toán An Phú thành lập nhằm mục đích tạo ra một công cụ chuyên nghiệp, phù hợp và tối ưu đối với hai mảng Pháp lý và Kế toán, giúp cho các doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí, thời gian, nhân lực, tập trung hơn trong việc phát triển kinh doanh.

Quý khách vui lòng liên hệ:

Trụ sở: 91 Đinh Tiên Hoàng, Phường 3, Quận Bình Thạnh, TP.HCM 

Tel: 0902574504 – 0989778322

Email: ketoanthueanphu@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *