Nội dung chính
Kế toán An Phú chia sẻ đến bạn đọc về kiến thức vốn hóa chi phí lãi vay và tìm hiểu những điều kiện vốn hóa chi phí lãi vay (CPLV), trường hợp CPLV được vốn hóa và hạch toán chi phí lãi vay được vốn hóa.
Như thế nào là vốn hoá chi phí lãi vay?
Vốn hoá chi phí lãi vay là cách để tính chi phí lãi mà bạn phải trả khi vay tiền và đầu tư vào một dự án hay một tài sản. Thay vì chỉ nhìn vào việc trả lãi hàng năm, vốn hoá chi phí lãi vay cũng xem xét việc tính chi phí lãi này như một phần của giá trị của dự án hoặc tài sản đó.
Trường hợp cần vốn hoá chi phí lãi vay
Chi phí lãi vay cho đầu tư xây dựng
Chi phí lãi vay cho đầu tư xây dựng là số tiền mà một cá nhân hoặc tổ chức phải trả cho việc mượn vốn để tài trợ cho việc xây dựng một dự án xây dựng cụ thể. Đây thường là khoản chi phí mà người vay phải chịu hàng năm hoặc theo một chu kỳ thanh toán nhất định, được tính dựa trên tỷ lệ lãi suất và số tiền vay.
Ví dụ:
Một công ty xây dựng muốn xây một tòa nhà văn phòng mới và họ vay 1 tỷ đồng từ ngân hàng với lãi suất hàng năm là 8%. Tổng chi phí lãi vay hàng năm mà họ phải trả sẽ là 8% của số tiền vay, tức là 8% * 1 tỷ đồng = 80 triệu đồng.
Nếu dự án xây dựng kéo dài 3 năm, tổng chi phí lãi vay cho toàn bộ thời gian dự án sẽ là 80 triệu đồng/năm * 3 năm = 240 triệu đồng.
Chi phí lãi vay cho đầu tư xây dựng thường được tính vào chi phí tổng cộng của dự án, do đó nó sẽ ảnh hưởng đến tổng chi phí và sự lợi nhuận cuối cùng của dự án.
Chi phí lãi vay cho sản xuất tài sản dở dang
Chi phí lãi vay cho sản xuất tài sản dở dang là chi phí mà một cá nhân hoặc doanh nghiệp phải trả khi vay tiền để sản xuất hoặc xây dựng một tài sản nhưng tài sản này chưa hoàn thành hoặc chưa được sử dụng để tạo ra thu nhập trong thời gian vay.
Các thời điểm bắt đầu, tạm ngưng, kết thúc vốn
Thời điểm bắt đầu
Khi thỏa mãn những điều kiện sau sẽ được tính là bắt đầu vốn hóa chi phí lãi vay:
- Đi vay phát sinh chi phí
- Sản xuất tài sản hoặc việc xây dựng dở dang bắt đầu phát sinh những chi phí
- Những hoạt động bắt buộc cho việc đưa tài sản dở dang vào dùng hoặc bán đang được thực hiện (gồm: lắp đặt, sản xuất và hoạt động xây dựng,…)
Ví dụ: Công ty bạn đi vay tiền ngân hàng để mua được một miếng đất và trên miếng đất đó bắt đầu tiến hành xây dựng nhà máy. Nhưng chưa tiến hành khởi công xây dựng thì chưa được vốn hòa.
Thời điểm tạm ngưng
Vốn hóa chi phí lãi vay sẽ bị tạm ngưng nếu như trong quá trình sản xuất, đầu tư xây dựng dở dang bị gián đoạn, trừ phi việc gián đoạn là cần thiết hoặc ngay từ đầu đã nằm trong kế hoạch.
Thời điểm nên kết thúc
Vốn hóa chi phí lãi vay sẽ chấm dứt khi những hoạt động cần thiết cho việc đưa tài sản đi bán hoặc dùng. Chi phí lãi vay phát sinh sau đó sẽ được ghi nhận ở chi phí trong kỳ.
Việc vốn hóa chi phí lãi vay sẽ chấm dứt với những phần vốn vay có bộ phận (công trình) đã được hoàn thành trong quá trình xây dựng hoặc sản xuất.
Cách hạch toán vốn hoá chi phí lãi vay
Khi xảy ra chi phí lãi vay và hạch toán:
- Ghi nợ vào tài khoản 241 (đối với vốn hóa cho hoạt động đầu tư xây dựng).
- Ghi nợ vào tài khoản 627 (đối với vốn hóa cho hoạt động sản xuất tài sản dở dang).
- Ghi có vào tài khoản 111, 112 (đối với trả lãi vay định kỳ).
- Ghi có vào tài khoản 242 (đối với trường hợp lãi vay trả trước cho nhiều kỳ).
- Ghi có vào tài khoản 335 (nếu có trích trước chi phí lãi vay trong kỳ – nếu chi phí cho vay trả sau).
Khi có thu nhập từ đầu tư tạm thời từ khoản vốn vay, kế toán ghi:
- Ghi nợ vào tài khoản 111, 112: Số tiền nhận được.
- Ghi có vào tài khoản 241 (đối với vốn hóa cho hoạt động đầu tư xây dựng).
- Ghi có vào tài khoản 627 (đối với vốn hóa cho hoạt động sản xuất tài sản dở dang).
Khi có chi phí đi vay liên quan đến tài sản dở dang bị gián đoạn bất thường hoặc từ thời điểm chấm dứt vốn hóa, hạch toán như sau:
- Ghi nợ vào tài khoản 635.
- Ghi có vào tài khoản 111, 112, 242, 335.
Kết luận
Trên đây là các kiến thức về vốn hóa chi phí lãi vay mà Kế toán An Phú muốn chia sẻ đến bạn đọc. Nếu như bạn có thắc mắc hay câu hỏi nào liên quan có thể truy cập website để được hỗ trợ trả lời.