Sự khác nhau giữa chi nhánh và văn phòng đại diện

Sự khác nhau giữa chi nhánh và văn phòng đại diện

Có lẽ các bạn đã nghe qua rất nhiều các cụm từ như chi nhánh công ty, văn phòng đại diện. Mặc dù đều là các đơn vị phụ thuộc công ty/doanh nghiệp nhưng liệu rằng bạn có biết chúng có điểm gì khác nhau? Hãy cùng Kế Toán Anh Phú tìm hiểu về sự khác nhau giữa chi nhánh và văn phòng đại diện trong bài viết này nhé !

Chi nhánh và văn phòng đại diện khác nhau như thế nào??
Chi nhánh và văn phòng đại diện khác nhau như thế nào??

Chi nhánh và văn phòng đại diện khác nhau như thế nào?

Cùng Kế Toán An Phú tìm hiểu xem giữa chi nhánh và văn phòng đại diện khác nhau những gì nhé !

Khái niệm

Đối với Chi nhánh

Chi nhánh là đơn vị thuộc công ty/doanh nghiệp. Chi nhánh có nhiệm vụ thực hiện toàn một phần hoặc toàn bộ các chức năng của công ty/doanh nghiệp. Trong đó bao gồm luôn chức năng đại diện theo ủy quyền. Các ngành nghề kinh doanh của chi nhánh phải chính xác với ngành, nghề kinh doanh của công ty/doanh nghiệp.

Đối với văn phòng đại diện

Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của công ty/doanh nghiệp. Văn phòng đại diện có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho các lợi ích của công ty/doanh nghiệp và bảo vệ những lợi ích đó. Văn phòng đại diện không thực hiện những chức năng kinh doanh của công ty/doanh nghiệp (Theo Khoản 2 Điều 45 Luật Doanh nghiệp 2020)

Sự khác nhau giữa chi nhánh và văn phòng đại diện - Khái niệm
Sự khác nhau giữa chi nhánh và văn phòng đại diện – Khái niệm

Ngành nghề kinh doanh

Đối với Chi nhánh: Được đăng ký toàn bộ các ngành nghề mà đơn vị trụ sở chính đã đăng ký

Đối với văn phòng đại diện: Chỉ được đại diện theo như ủy quyền

Sự khác nhau giữa chi nhánh và văn phòng đại diện - Ngành nghề kinh doanh
Sự khác nhau giữa chi nhánh và văn phòng đại diện – Ngành nghề kinh doanh

Phạm vi hoạt động

Đối với Chi nhánh

Được thực hiện toàn bộ hoặc một phần các chức năng của doanh nghiệp. Bao gồm cả các chức năng kinh doanh và cả chức năng đại diện theo uỷ quyền

Đối với văn phòng đại diện

Chỉ được thực hiện nhiệm vụ làm đại diện theo uỷ quyền cho những lợi ích của công ty/doanh nghiệp và bảo vệ cho lợi ích đó.

Hiểu đơn giản hơn đó là mục đích của văn phòng đại diện là để làm nơi tiếp cận thị trường, giải đáp các thắc mắc về sản phẩm hay tư vấn cho khách hàng, quảng bá các sản phẩm của doanh nghiệp.

Văn phòng đại diện cũng không có quyền thực hiện chức năng kinh doanh giống với chi nhánh.

Sự khác nhau giữa chi nhánh và văn phòng đại diện - Phạm vi hoạt động
Sự khác nhau giữa chi nhánh và văn phòng đại diện – Phạm vi hoạt động

Hình thức hạch toán

Đối với Chi nhánh

Chi nhánh của doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong 2 hình thức là hạch toán phụ thuộc hoặc hạch toán độc lập

Đối với văn phòng đại diện

Hình thức hạch toán của văn phòng đại diện là hạch toán phụ thuộc

Sự khác nhau giữa chi nhánh và văn phòng đại diện - Hình thức hạch toán
Sự khác nhau giữa chi nhánh và văn phòng đại diện – Hình thức hạch toán

Nghĩa vụ thuế

Đối với Chi nhánh

Chi nhánh sẽ nộp thuế môn bài tại Cơ quan thuế nơi mà có trụ sở chi nhánh.

Trường hợp chi nhánh áp dụng hạch toán phụ thuộc hoạt động ngay tại địa bàn tỉnh, thành phố khác với địa bàn nơi công ty/doanh nghiệp đóng trụ sở chính thì sẽ thực hiện kê khai thuế thu nhập doanh nghiệp tại khu vực có trụ sở chính.

Chi nhánh vẫn phải thực hiện các nghĩa vụ thuế đối với những khoản thuế giá trị gia tăng hay thuế thu nhập doanh nghiệp theo như quy định.

Đối với văn phòng đại diện

Văn phòng đại diện không có nhiệm vụ thực hiện các chức năng kinh doanh cho nên không cần nộp thuế môn bài

Văn phòng đại diện chỉ phải nộp hồ sơ khai thuế đối với các sắc thuế văn phòng đại diện phát sinh cần phải nộp hoặc cần phải nộp thay; Những sắc thuế không phát sinh thì văn phòng đại diện không cần phải nộp hồ sơ khai thuế

Sự khác nhau giữa chi nhánh và văn phòng đại diện - Nghĩa vụ thuế
Sự khác nhau giữa chi nhánh và văn phòng đại diện – Nghĩa vụ thuế

Tư cách pháp nhân của chi nhánh và văn phòng đại diện

Chi nhánh và văn phòng đại diện là các đơn vị phụ thuộc của công ty/doanh nghiệp và các đơn vị này không có tư cách pháp nhân.

Cụ thể, theo như Điều 84 trong Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH14 có quy định về chi nhánh và văn phòng đại diện của pháp nhân như sau: 

  • Chi nhánh và văn phòng đại diện là các đơn vị phụ thuộc của pháp nhân, không phải là một pháp nhân.
  • Chi nhánh có các nhiệm vụ thực hiện tất cả hoặc một phần các chức năng của pháp nhân.
  • Văn phòng đại diện có nhiệm vụ làm đại diện trong phạm vi do pháp nhân cho phép, bảo vệ các lợi ích của pháp nhân.
  • Như vậy, văn phòng đại diện và chi nhánh sẽ không có tư cách pháp nhân mà nó chỉ là các đơn vị phụ thuộc của pháp nhân.
Tư cách pháp nhân của chi nhánh và văn phòng đại diện
Tư cách pháp nhân của chi nhánh và văn phòng đại diện

Kết luận

Qua bài viết chắc hẳn các bạn cũng đã rõ về sự khác nhau giữa chi nhánh và văn phòng đại diện rồi. Các chi tiết về chức năng hoạt động của chi nhánh và của văn phòng đại diện cũng được nêu chi tiết trong bài viết. Hy vọng các thông tin của Kế Toán An Phú mang lại sẽ giúp cho các bạn hiểu rõ hơn về chi nhánh và văn phòng đại diện để có những hoạt động và thao tác công việc được chuẩn xác hơn !

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.