Nội dung chính
Thay đổi tên công ty là điều không phải doanh nghiệp nào cũng muốn nhưng khi cần thiết thì việc nhanh chóng hoàn thiện thủ tục đúng theo quy định của pháp luật là vô cùng cần thiết. Để thực hiện được công việc này, bạn cần nắm rõ luật cũng như quy trình thực hiện sao cho chính xác. Nếu chưa biết bắt đầu từ đâu thì tìm phương án hợp lý hơn cả là tìm đến dịch vụ được cung cấp bởi các công ty chuyên nghiệp như An Phú.
Luật doanh nghiệp về tên công ty
Theo Điều 37 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định:
“1. Tên tiếng Việt của doanh nghiệp bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây:
- a) Loại hình doanh nghiệp;
- b) Tên riêng.
- Loại hình doanh nghiệp được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; được viết là “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” đối với công ty cổ phần; được viết là “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD” đối với công ty hợp danh; được viết là “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN” đối với doanh nghiệp tư nhân.
- Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.
- Tên doanh nghiệp phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.
- Căn cứ vào quy định tại Điều này và các điều 38, 39 và 41 của Luật này, Cơ quan đăng ký kinh doanh có quyền từ chối chấp thuận tên dự kiến đăng ký của doanh nghiệp.”
Thời điểm nào cần đổi tên công ty
Khoản 2 Điều 19 Nghị định 01/2021/NĐ-CP có quy định:
“Điều 19. Xử lý đối với trường hợp tên doanh nghiệp xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp
- Căn cứ để xác định tên doanh nghiệp xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp được thực hiện theo các quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.”
Theo đó, doanh nghiệp cần phải đổi tên nếu tên đó có xâm phạm đến quyền sở hữu công nghiệp. Doanh nghiệp có thể thực hiện việc thay đổi tên trong lúc hoạt động. Dựa theo nhu cầu của doanh nghiệp mà có thể thực hiện việc thay đổi tên.
Tuy nhiên, nếu việc đặt tên doanh nghiệp có xâm phạm đến quyền sở hữu công nghiệp thì chính doanh nghiệp đó phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Trong trường hợp đó, doanh nghiệp vi phạm phải thực hiện đăng ký việc thay đổi tên của doanh nghiệp.
Thay đổi tên công ty: An Phú sẽ thay bạn làm gì?
Với dịch vụ thay đổi tên, An Phú sẽ là người tư vấn cũng như thay bạn hoàn thiện thủ tục đổi tên công ty. Công việc này bao gồm tư vấn trước khi làm hồ sơ, chuẩn bị hồ sơ, nộp hồ sơ và chờ kết quả.
Cụ thể toàn bộ quá trình này được thể hiện qua 3 bước sau:
Bước 1: Tra cứu tên công ty dự định thay đổi để tránh trùng lặp
Theo quy định của luật pháp hiện hành, tên mới của doanh nghiệp chỉ được chấp nhận nếu tên mới cần thay đổi không trùng lặp với bất cứ công ty, doanh nghiệp nào đang hoạt động tại Việt Nam. Chính vì thế, việc tra cứu, đánh giá tên mới thay đổi cần được thực hiện nghiêm túc.
Trong bước 1 của dịch vụ, An Phú sẽ hỗ trợ tra cứu đồng thời tư vấn cho bạn cái tên phù hợp nhất với điều kiện và mong muốn hiện tại. Rất nhiều khách hàng đã tìm được những cái tên thậm chí còn hay và hấp dẫn hơn so với dự định ban đầu nhờ quá trình này.
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ thay đổi tên công ty
Hồ sơ thay đổi tên công ty gồm nhiều văn bản thông báo cũng như quyết định được soạn thảo theo quy cách chung đã được ban hành. Có thể kể tên 1 số văn bản không thể thiếu trong hồ sơ là:
- Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp: Chú ý nội dung thông báo cần nêu rõ: Tên hiện tại, mã số doanh nghiệp, mã số thuế của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp chưa có mã số thuế và mã số doanh nghiệp thì nêu số Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Tên dự kiến thay đổi; Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
- Quyết định và bản sao hợp lệ Biên bản họp liên quan đến việc đổi tên của công ty. Chú ý nội dung văn bản cần ghi rõ việc sửa đổi trong Điều lệ công ty;
- Văn bản ủy quyền cho An Phú thực hiện thủ tục thay đổi tên công ty.
Bước 3: Nộp hồ sơ thay đổi tên công ty
Sau khi hoàn thiện, hồ sơ cần được gửi đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp. Người chịu trách nhiệm hợp đồng dịch vụ của An Phú sẽ thay bạn thực hiện những công việc đó.
Khi toàn bộ giấy tờ thủ tục được công nhận, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp với tên mới cho doanh nghiệp và cập nhật tên mới và các thông tin liên quan trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày.
Sau khi hoàn tất thủ tục trên, công ty cũng cần chú ý khắc lại con dấu để đảm bảo tính thống nhất. Thêm vào đó, toàn bộ hồ sơ nội bộ của doanh nghiệp bao gồm: Điều lệ, Quy chế, Nội quy lao động, Quyết định bổ nhiệm các chức năng cũng như Hợp đồng lao động và các giấy tờ liên quan …
Thêm vào đó, bạn cũng đừng quên thông báo tên mới với cơ quan như: Bảo hiểm xã hội, ngân hàng cũng như bạn hàng, đối tác của mình.
Để đổi tên công ty, kinh nghiệm, hiểu biết – đặc biệt là khả năng hiểu và nắm chắc luật là cực kỳ quan trọng. Nếu bạn đang có ý định thực hiện công việc này thì đừng chần chừ mà hãy liên hệ với An Phú để lắng nghe tư vấn trực tiếp. An Phú tự tin có thể đem đến cho bạn sự hài lòng.khi hưởng dịch vụ thuận tiện, nhanh chóng và hiệu quả.
Hồ sơ đổi tên công ty, doanh nghiệp
Hồ sơ thay đổi tên của mỗi loại công ty, doanh nghiệp sẽ có các điểm giống, khác nhau. Sau đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về hồ sơ, thủ tục thay đổi tên công ty, doanh nghiệp đối với công ty cổ phần và công ty 1 thành viên, 2 thành viên.
Hồ sơ đổi tên công ty cổ phần
Chúng ta cần có những giấy tờ sau:
- Quyết định thay đổi tên công ty từ hội đồng quản trị;
- Biên bản họp về việc thay đổi tên của hội đồng quản trị;
- Thông báo việc thay đổi nội dung trong đăng ký kinh doanh về thay đổi tên;
- Thông báo về việc cập nhật thông tin kế toán, số điện thoại, phương pháp tính thuế (trong trường hợp công ty chưa có thông tin);
- Giấy ủy quyền cho người làm thủ tục (trường hợp người đang đại diện không phải là người trực tiếp thực hiện).
Hồ sơ đổi tên công ty 1 thành viên, 2 thành viên
- Thông báo về thay đổi tên công ty ở trên giấy phép kinh doanh;
- Thông báo về việc cập nhật thông tin kế toán, số điện thoại, phương pháp tính thuế (trường hợp công ty chưa có thông tin);
- Quyết định từ chủ sở hữu hay hội đồng thành viên trong việc đổi tên;
- Biên bản họp về việc thay đổi tên của hội đồng thành viên;
- Giấy ủy quyền cho người làm thủ tục.
Sau khi đổi tên công ty cần làm gì?
Sau khi thay đổi tên công ty, chúng ta cần xử lý những hóa đơn cũ và lưu ý một số vấn đề khi đặt tên mới cho doanh nghiệp.
Xử lý các hóa đơn cũ
Khoản 1 mục 4 công văn 2010/TCT-TVQT quy định:
“Đối với các số hóa đơn đã thực hiện thông báo phát hành nhưng chưa sử dụng hết có in sẵn tên, địa chỉ trên từ hóa đơn, khi có sự thay đổi tên, địa chỉ nhưng không thay đổi mã số thuế và cơ quan thuế quản lý trực tiếp, nếu tổ chức kinh doanh vẫn có nhu cầu sử dụng hóa đơn đã đặt in thì thực hiện đóng dấu tên, địa chỉ mới vào bên cạnh tiêu thức tên, địa chỉ đã in sẵn để tiếp tục sử dụng và gửi thông báo điều chỉnh thông tin tại thông báo phát hành hóa đơn đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp (mẫu số 3.13 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư số 39/2014/TT-BTC) và được sử dụng ngay hóa đơn.”
Các lưu ý khi đặt tên mới cho công ty
- Cả tên tiếng Việt lẫn tên tiếng Anh của công ty không được trùng lặp hay tương tự có thể gây ra việc nhầm lẫn với tên của công ty đã thực hiện đăng ký từ trước đó ở trên phạm vi của cả nước.
- Tên viết tắt của công ty không trùng tên viết tắt của công ty đã có đăng ký ở trên phạm vi của cả nước.
- Những công ty hoạt động dựa theo Giấy chứng nhận đầu tư hay Giấy phép đầu tư có tên trùng, gây ra sự nhầm lẫn đối với tên của doanh nghiệp, công ty đã đăng ký ở trong Cơ sở dữ liệu của quốc gia về việc đăng ký doanh nghiệp không bị bắt buộc đăng ký việc thay đổi tên.
- Cách để xác định tên trùng, tên tương tự gây ra sự nhầm lẫn đã được quy định ở điều 41 Luật doanh nghiệp 2020.