3 cách giảm các rủi ro hoá đơn điện tử mà kế toán nên biết

3 cách giảm các rủi ro hoá đơn điện tử mà kế toán nên biết

Hiện nay, các doanh nghiệp/công ty đã chuyển đổi hầu hết sang sử dụng hóa đơn điện tử nhằm phục vụ tốt nhất cho nhu cầu kinh doanh cũng như mang lại sự tiện lợi cho khách hàng. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề rủi ro xảy ra xung quanh về mặt pháp lý và chất lượng luôn rình rập đối với việc sử dụng hóa đơn điện tử. Vậy các rủi ro hoá đơn điện tử đó là gì và khắc phục bằng cách nào ? Hãy cùng Kế Toán An Phú tìm hiểu về hoá đơn điện tử và 3 cách giảm các rủi ro hoá đơn điện tử mà bạn nên biết trong bài viết này nhé !

3 cách giảm các rủi ro hoá đơn điện tử mà kế toán nên biết
3 cách giảm các rủi ro hoá đơn điện tử mà kế toán nên biết

Hoá đơn điện tử có vai trò gì?

Để hiểu rõ được 3 cách giảm rủi ro hoá đơn điện tử thì trước tiên chúng ta hãy tìm hiểu về vai trò của hoá đơn điện tử. Hóa đơn điện tử được xem là một bước tiến trong cải cách hành chính Thuế mới, nó giúp cho các doanh nghiệp cải thiện và phát triển mạnh mẽ môi trường kinh doanh, qua đó giúp cho nền tài chính nước nhà lành mạnh hoá. Theo nghị định Chính phủ 123/2020/NĐ-CP  có quy định các doanh nghiệp bắt buộc phải hoàn thành việc chuyển đổi áp dụng sử dụng hóa đơn điện tử chậm nhất là ngày 1/7/2022.

Đây không chỉ đơn thuần là quy định bắt buộc của Chính phủ về việc thời gian áp dụng hoá đơn điện tử mà đây còn là cơ hội giúp cho doanh nghiệp chủ động và linh hoạt hơn trong thời gian chuẩn bị thủ tục chuyển đổi sang sử dụng hoá đơn điện tử đồng bộ trên phạm vi toàn quốc.

Hoá đơn điện tử có vai trò gì?
Hoá đơn điện tử có vai trò gì?

Các rủi ro hay gặp về hoá đơn điện tử

Theo thông tin từ Tổng cục Thuế, thực tế trong thời gian qua, những vụ án liên quan đến vấn đề mua bán hóa đơn, nhiều doanh nghiệp/công ty “ma” được thành lập nhưng không có hoạt động sản xuất kinh doanh mà những doanh nghiệp này chỉ để mua bán các hóa đơn kiếm lợi nhuận bất hợp pháp. Một số các cá nhân thực hiện việc mua bán, sáp nhập doanh nghiệp/công ty sau đó thâu tóm và  thực hiện những hành vi mua bán hóa đơn tại những công ty/doanh nghiệp này. Doanh nghiệp xuất hóa đơn sau đó dừng hoạt động, nghỉ kinh doanh,…

Cùng với đó, khi thực hiện hồ sơ nộp điện tử, cá nhân không cần phải đến trực tiếp cơ quan đăng ký kinh doanh, những giấy tờ thủ tục pháp lý nộp đi kèm sẽ là bản scan. Ngày nay, hệ thống đăng ký kinh doanh chưa thể tự động kiểm soát các dữ liệu nên xuất hiện nhiều các trường hợp có dấu hiệu sử dụng những giấy tờ pháp lý của cá nhân không phù hợp khi tiến hành đăng ký thông tin doanh nghiệp.

Đáng chú ý, những đối tượng có thể kê khai, cung cấp thông tin đăng ký doanh nghiệp không đúng thực tế, không chính xác. Một cá nhân đăng ký cho nhiều doanh nghiệp, sau đó cá nhân bỏ địa điểm kinh doanh để tiến hành thành lập doanh nghiệp khác với mục đích để sử dụng, mua bán hóa đơn bất hợp pháp…

Để né tránh sự kiểm tra, phát hiện của bộ phận cơ quan chức năng Thuế và các cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp thường xuyên chuyển đổi địa điểm kinh doanh. Cá nhân đăng ký doanh nghiệp sinh sống và làm việc ở khu vực này hoặc có địa điểm kinh doanh ở khu vực này nhưng lại có trụ sở chính của doanh nghiệp ở các khu vực khác với nơi sinh sống, làm việc, kinh doanh…

Địa điểm kinh doanh không đúng, không có thật hoặc sử dụng hợp đồng thuê nhà giả để đăng ký địa điểm kinh doanh cho doanh nghiệp. Cơ quan đăng ký doanh nghiệp, cơ quan Thuế chưa có các thông tin để kiểm soát xem địa điểm kinh doanh có đúng với địa chỉ được đăng ký kinh doanh hay không.

Các rủi ro hay gặp về hoá đơn điện tử
Các rủi ro hay gặp về hoá đơn điện tử

Cách giảm rủi ro hoá đơn điện tử

Sau đây là 3 cách giảm rủi ro hoá đơn điện tử mà Kế Toán An Phú chia sẻ với bạn. 

Kiểm tra, xác minh các giao dịch

Để giảm rủi ro hoá đơn điện tử thì chúng ta cần kiểm tra và xác minh các giao dịch. Điều này sẽ đảm bảo tính chính xác và thwucj hiện đúng quy định về hoá đơn và Thuế, doanh nghiệp/,công ty có thể thực hiện những biện pháp xác minh, kiểm tra như sau:

  • Đối chiếu hoá đơn lại với các hợp đồng mua bán hàng hoá sản phẩm (nếu có).
  • Xác minh, kiểm chứng về hình thức nhận – giao hàng hóa, địa điểm nhận – giao hàng hóa.
  • Kiểm tra về phương tiện vận chuyển sản phẩm hàng hóa, chi phí cho việc vận chuyển sản phẩm hàng hóa.
  • Xác minh nguồn gốc hàng hóa và chủ sở hữu hàng hóa trước thời điểm nhận – giao hàng hóa.
  • Xác minh về cách thức thanh toán, bao gồm xác minh đối tượng nộp tiền vào tài khoản để thực hiện giao dịch, số lần được thực hiện giao dịch, hình thức thanh toán, và các chứng từ thanh toán.
  • Xác minh về xuất khẩu sản phẩm hàng hóa, bao gồm vận đơn và tờ khai hải quan đã thông quan.
Kiểm tra, xác minh các giao dịch
Kiểm tra, xác minh các giao dịch

Kiểm tra kỹ thông tin trên hóa đơn

Cách thứ 2 để giảm rủi ro hoá đơn điện tử là kiểm tra chính xác thông tin trên hóa đơn. Đối với hóa đơn điện tử, ban có thể kiểm tra, tra cứu thông tin hóa đơn qua hướng dẫn:

  • Bước 1: Truy cập vào website: https://hoadondientu.gdt.gov.vn/.
  • Bước 2: Tiến hành nhập mã số thuế, loại hình hóa đơn, ký hiệu của hóa đơn, nhập số của hóa đơn, tổng tiền thuế, tổng số tiền thanh toán và nhập mã captcha rồi sau đó bạn click vào mục “tìm kiếm”.
  • Bước 3: Bắt đầu kiểm tra kết quả thông tin về hóa đơn mà bạn tra cứu.

Với loại hình hóa đơn giấy trước đây, khi kế toán tiếp nhận hóa đơn thì sẽ kiểm tra lại các thông tin bằng cách chọn truy cập vào trang web http://tracuuhoadon.gdt.gov.vn để biết cụ thể về tình trạng hóa đơn đó.

Kiểm tra kỹ thông tin hoá đơn
Kiểm tra kỹ thông tin hoá đơn

Tra cứu danh sách doanh nghiệp có rủi ro về thuế

Cách thứ 3 để giảm rủi ro hoá đơn điện tử là tra cứu danh sách các doanh nghiệp/công ty có rủi ro về thuế. Danh sách các công ty/doanh nghiệp có rủi ro cao về thuế được công bố bởi website: https://www.gdt.gov.vn/wps/portal/home/dnrrvt hoặc bạn cũng có thể sử dụng phần mềm ứng dụng Cập nhật doanh nghiệp bỏ trốn toàn quốc thuộc Cục Thuế Hà Nội để tra cứu doanh nghiệp thuộc danh sách này.

Tuy nhiên các doanh nghiệp thuộc danh sách này có thể chưa kịp bổ sung cập nhật làm mới hoặc không được đầy đủ. Để đảm bảo tính xác thực được cao nhất, doanh nghiệp/công ty nên kết hợp tra cứu thêm với 2 biện pháp được nêu trên.

Tra cứu danh sách doanh nghiệp có rủi ro về thuế
Tra cứu danh sách doanh nghiệp có rủi ro về thuế

Kết luận

Qua bài viết chắc hẳn các bạn cũng đã biết được vai trò của hoá đơn điện tử và các cách để giảm rủi ro khi sử dụng hoá đơn điện tử rồi. Hy vọng các thông tin mà Kế Toán An Phú chia sẻ sẽ giúp cho bạn có nhiều thông tin hữu ích. Và nếu bạn đang cần một dịch vụ kế toán uy tín, chuyên nghiệp cho doanh nghiệp thì đơn vị Kế Toán An Phú chính là sự lựa chọn hoàn hảo dành cho bạn !

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.