Định khoản kế toán là gì? Cách định khoản nhanh và hiệu quả

Nhất định phải kiểm tra lại định khoản đã thực hiện để đảm bảo tính chính xác và đầy đủ

Định khoản kế là nghiệp vụ định khoản kinh tế phát sinh cơ bản mà mọi cá nhân khi làm kế toán đều phải bắt buộc nắm vững. Và ở bài viết dưới đây, Kế Toán An Phú xin chia sẻ với bạn cách định khoản kế toán nhanh nhất và hiệu quả nhất, để công việc của bạn được thực hiện chính xác.

Định khoản kế toán là gì ?

Định khoản kế toán (hay còn gọi là ghi sổ kế toán) là quá trình ghi lại các giao dịch tài chính của một tổ chức hoặc cá nhân vào hệ thống kế toán. Đây là bước quan trọng trong quá trình xử lý thông tin tài chính, giúp theo dõi, kiểm soát và báo cáo về tình hình tài chính của tổ chức.

Định khoản kế toán là quá trình ghi lại các giao dịch tài chính của một tổ chức hoặc cá nhân vào hệ thống kế toán
Định khoản kế toán là quá trình ghi lại các giao dịch tài chính của một tổ chức hoặc cá nhân vào hệ thống kế toán

Nguyên tắc định khoản kế toán cần biết

Những nguyên tắc định khoản kế toán mà bạn cần biết để áp dụng chính xác, đầy đủ và trung thực cho doanh nghiệp:

  • Nguyên tắc tính đối xứng: tài khoản nợ và tài khoản có là 2 tài khoản ít nhất phải có trong mỗi giao dịch kinh tế. Tổng tài khoản nợ phải bằng tổng tài khoản có.
  • Nguyên tắc chính xác: các con số khi được ghi vào sổ kế toán phải được kiểm tra và xác nhận để đảm bảo tính chính xác, không bị sai sót.
  • Nguyên tắc đầy đủ: thông tin giao dịch phải có ngày tháng, số lượng, giá trị cùng những thông tin khác ở mỗi giao dịch kinh tế.
  • Nguyên tắc thực tế: giao dịch kinh tế ghi trong định khoản phải đầy đủ và chính xác với thực tế.
  • Nguyên tắc thời gian: định khoản ghi nhận được thực hiện đúng thời điểm và không được kéo dài quá thời gian quy định.
  • Nguyên tắc liên kế: các thông tin định khoản trong hệ thống kế toán của doanh nghiệp phải được liên kết chặt chẽ với những tài khoản cùng báo cáo tài chính khác.
Giao dịch kinh tế ghi trong định khoản phải đầy đủ và chính xác với thực tế
Giao dịch kinh tế ghi trong định khoản phải đầy đủ và chính xác với thực tế

Các loại định khoản trong kế toán phổ biến 

Định khoản nợ và có: một giao dịch phải có ít nhất 2 tài khoản là tài khoản nợ và tài khoản có.

Định khoản điều chỉnh: để đảm bảo tính đối xứng giữa các tài khoản thì bạn có thể dùng định khoản điều chỉnh các khoản mục trong bảng cân đối kế toán.

Định khoản tổng hợp: dùng để ghi nhận những tổng hợp giữa những tài khoản hoặc giữa những bộ phận trong công ty.

Định khoản đánh giá lại: khi tài sản hoặc nợ phải trả có sự thay đổi thì ta dùng định khoản này.

Định khoản chuyển giữa các tài khoản: sử dụng khi chuyển tiền từ tài sản này sang tài khoản khác như từ tiền mặt vào ngân hàng.

Định khoản lập báo cáo tài chính: dùng để lập báo cáo tài chính gồm có báo cáo lưu chuyển tiền tệ, báo cáo kết quả kinh doanh cùng báo cáo tài sản.

Một giao dịch phải có ít nhất 2 tài khoản là tài khoản nợ và tài khoản có
Một giao dịch phải có ít nhất 2 tài khoản là tài khoản nợ và tài khoản có

Hướng dẫn cách định khoản kế toán 

Để định khoản kế toán thì cần thực hiện những bước sau:

Nhận diện giao dịch kinh tế: phải nhận diện được những loại giao dịch kinh tế như trả nợ, vay nợ, thu nhập, chi phí, dịch vụ, …

Phân loại giao dịch kinh tế: tiếp theo phải phân theo loại chủng trong những tài sản tương ứng như tài khoản có, tài khoản thu nhập, tài khoản nợ, tài khoản tài sản,…

Ghi nhận thông tin vào số sách kế toán: phân loại thông tin để ghi vào sổ sách kế toán, những thông tin gồm có ngày tháng, giá trị, số lượng cùng những thông tin liên quan đến giao dịch.

Xác định tài khoản nợ và tài khoản có: tài khoản nợ là tài khoản giảm bớt giá trị, còn ngược lại tài khoản có là tài khoản tăng giá trị.

Thực hiện định khoản: doanh nghiệp tiến hành ghi nhận số tương ứng vào mỗi tài khoản sau  khi xác định được tài khoản nợ và có.

Kiểm tra định khoản: nhất định phải kiểm tra lại định khoản đã thực hiện để đảm bảo tính chính xác và đầy đủ.

Nhất định phải kiểm tra lại định khoản đã thực hiện để đảm bảo tính chính xác và đầy đủ
Nhất định phải kiểm tra lại định khoản đã thực hiện để đảm bảo tính chính xác và đầy đủ

Cách sử dụng các tài khoản để định khoản

– Bên Trái: Bên Nợ

– Biên Phải: Bên Có

  • Nợ – Có: chỉ mang tính Quy ước không có ý nghĩa về mặt kinh tế
  • Bên Nợ: thực hiện việc ghi Nợ
  • Bên Có: thực hiện việc ghi Có

Định khoản kế toán bạn cần phải nhớ một số mẹo sau:

  • TÀI SẢN: tk có đầu 1,2,6,8
  • NGUỒN VỐN: tk có đầu 3,4,5,7
  • Tăng bên Nợ – giảm bên Có: những tk mang T/C TS: 1,2,6,8
  • Tăng bên Có – giảm bên Nợ: những tk mang T/C TS: 3,4,5,7

Chú ý những tk đặc biệt

  • TK 214 – hao mòn TSCĐ: tăng bên Có, giảm bên Nợ
  • TK 521- những khoản giảm trừ doanh thu: có kết cấu ngược cùng kết cấu chung: tảng bên Nợ giảm bên Có

Trên đây là những thông tin về định khoản kế toán mà Kế Toán An Phú muốn gửi đến bạn đọc. Nếu như bạn đang có nhu cầu tìm dịch vụ kế toán thì có thể liên hệ ngay với An Phú thông qua thông tin bên dưới website.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *