Chi tiết cơ cấu tổ chức công ty TNHH 2 thành viên

Chi tiết cơ cấu tổ chức công ty TNHH 2 thành viên

Các công ty thường sẽ có cơ cấu tổ chức riêng, phù hợp với đặc điểm loại hình doanh nghiệp của mình. Vậy cơ cấu tổ chức công ty TNHH 2 thành viên là gì? Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về cơ cấu tổ chức cũng như những nhiệm vụ, quyền lợi của ban kiểm soát. 

Tổng quan về công ty TNHH 2 thành viên

Tổng quan về công ty TNHH 2 thành viên
Tổng quan về công ty TNHH 2 thành viên

Theo Điều 46 Mục 1 Khoản 1,2 Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 có quy định:

“1. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp có từ 02 đến 50 thành viên là tổ chức, cá nhân. Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 47 của Luật này. Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định tại các điều 51, 52 và 53 của Luật này.

  1. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.”

Bên cạnh đó, loại hình doanh nghiệp này không được phép phát hành cổ phiếu (trừ trường hợp vì mục đích chuyển đổi trở thành công ty cổ phần.

Theo quy định của pháp luật và những quy định khác có liên quan, công ty TNHH 2 thành viên được phép phát hành trái phiếu. Mặc dù vậy thì việc phát hành trái phiếu theo hình thức riêng lẻ cần phải tuân theo quy định ở Điều 128, Điều 129 Luật Doanh nghiệp 2020.

Cơ cấu tổ chức công ty TNHH 2 thành viên

Cơ cấu tổ chức công ty TNHH 2 thành viên sẽ gồm có: Chủ tịch Hội đồng thành viên, Hội đồng thành viên, ban kiểm soát và Giám đốc hay Tổng giám đốc. Cần lưu ý là đối với những công ty TNHH có ít hơn 11 thành viên thì không bắt buộc lập ban kiểm soát. Sau đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu chi tiết từng bộ phận nhé.

Hội đồng thành viên

Hội đồng thành viên
Hội đồng thành viên

Hội đồng thành viên chính là một cơ quan có quyền quyết định cao nhất ở công ty TNHH 2 thành viên. Đây là bộ phận có các thành viên là cá nhân, người đại diện theo sự ủy quyền từ thành viên doanh nghiệp.

Theo Điều 49 Mục 1 Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14:

“a) Tham dự họp Hội đồng thành viên, thảo luận, kiến nghị, biểu quyết các vấn đề thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên;

  1. b) Có số phiếu biểu quyết tương ứng với phần vốn góp, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 47 của Luật này;
  2. c) Được chia lợi nhuận tương ứng với phần vốn góp sau khi công ty đã nộp đủ thuế và hoàn thành các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật;
  3. d) Được chia giá trị tài sản còn lại của công ty tương ứng với phần vốn góp khi công ty giải thể hoặc phá sản;

đ) Được ưu tiên góp thêm vốn vào công ty khi công ty tăng vốn điều lệ;

  1. e) Định đoạt phần vốn góp của mình bằng cách chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ, tặng cho và hình thức khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty;
  2. g) Tự mình hoặc nhân danh công ty khởi kiện trách nhiệm dân sự đối với Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, người đại diện theo pháp luật và người quản lý khác theo quy định tại Điều 72 của Luật này;
  3. h) Quyền khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.”

Bên cạnh những quyền được quy định ở trên thì thành viên nắm từ 10% vốn điều lệ hay một tỷ lệ khác thấp hơn do chính điều lệ công ty có quy định thì sẽ có những quyền cơ bản như sau:

  • Quyền được yêu cầu triệu tập để họp hội đồng thành viên nhằm giải quyết các vấn đề nằm trong thẩm quyền quy định.
  • Quyền được xem xét, tra cứu, kiểm tra sổ ghi chép, theo dõi những giao dịch, sổ kế toán, báo cáo hằng năm.
  • Quyền được sao chụp, tra cứu, xem xét sổ đăng ký thành viên hoặc biên bản họp, nghị quyết, quyết định của hội đồng thành viên và tài liệu khác của doanh nghiệp.
  • Quyền được yêu cầu tòa án hủy nghị quyết của hội đồng thành viên (trong vòng 90 ngày) nếu như trình tự hoặc điều kiện cuộc họp hay nội dung quyết định/nghị quyết đó không làm đúng theo quy định luật, điều lệ công ty đã ban hành.

Hội đồng thành viên được quyết định cao nhất, liên quan tới các quyết sách của doanh nghiệp gồm bán tài sản của công ty, giảm/tăng số vốn hoặc chuyển giao công nghệ, kế hoạch kinh doanh và chiến lược phát triển,… Nghĩa vụ của bộ phận này rất quan trọng. Nhưng không được vì vậy mà có thể lợi dụng quyền hành, chức quyền của hội đồng thành viên nhằm thực hiện những hành vi trục lợi, mang đến lợi ích cho bản thân. Trong trường hợp vi phạm thì bị xử lý nghiêm ngặt dù là đang giữ chức vụ nào.

Chủ tịch hội đồng

Công ty TNHH 2 thành viên cần có ít nhất là một người đứng ra đại diện trước pháp luật. Đây cũng chính là người sẽ nắm giữ một trong số các chức vụ như: Tổng giám đốc, Giám đốc, Chủ tịch Hội đồng thành viên.

Theo Điều 56 Mục 1,2,3 Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14:

“1. Hội đồng thành viên bầu một thành viên làm Chủ tịch. Chủ tịch Hội đồng thành viên có thể kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty.

  1. Chủ tịch Hội đồng thành viên có quyền và nghĩa vụ sau đây:
  2. a) Chuẩn bị chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng thành viên;
  3. b) Chuẩn bị chương trình, nội dung, tài liệu họp Hội đồng thành viên hoặc để lấy ý kiến các thành viên;
  4. c) Triệu tập, chủ trì và làm chủ tọa cuộc họp Hội đồng thành viên hoặc tổ chức việc lấy ý kiến các thành viên;
  5. d) Giám sát hoặc tổ chức giám sát việc thực hiện nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên;

đ) Thay mặt Hội đồng thành viên ký nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên;

  1. e) Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.
  2. Nhiệm kỳ của Chủ tịch Hội đồng thành viên do Điều lệ công ty quy định nhưng không quá 05 năm và có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế.”

Bên cạnh đó, nếu như Chủ tịch Hội đồng thành viên của công ty vắng mặt với bất cứ lý do nào thì cần phải ủy quyền cho một thành viên khác thực hiện (bằng văn bản). Nhưng những nghĩa vụ, quyền này cần dựa vào nguyên tắc được quy định ở điều lệ của doanh nghiệp đã ban hành trước đó. Khi Chủ tịch vắng mặt thì những thành viên hội đồng cần phải triệu tập để họp, bầu người đại diện trong những thành viên để làm chủ tịch tạm thời. Quá trình bầu cử sẽ dựa vào nguyên tắc số đông thành viên tán thành cho đến lúc có quyết định mới từ hội đồng thành viên ở công ty.

Tổng giám đốc, giám đốc

Tổng giám đốc, giám đốc
Tổng giám đốc, giám đốc

Theo Điều 63 Mục 1,2 Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14:

“1. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.

  1. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc có quyền và nghĩa vụ sau đây:
  2. a) Tổ chức thực hiện nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên;
  3. b) Quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty;
  4. c) Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty;
  5. d) Ban hành quy chế quản lý nội bộ của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác;

đ) Bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm người quản lý trong công ty, trừ chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên;

  1. e) Ký kết hợp đồng nhân danh công ty, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Hội đồng thành viên;
  2. g) Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức công ty;
  3. h) Trình báo cáo tài chính hằng năm lên Hội đồng thành viên;
  4. i) Kiến nghị phương án sử dụng và phân chia lợi nhuận hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh;
  5. k) Tuyển dụng lao động;
  6. l) Quyền và nghĩa vụ khác được quy định tại Điều lệ công ty, nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên, hợp đồng lao động.”

Nhưng để trở thành Tổng giám đốc hay Giám đốc thì cần đáp ứng một số tiêu chuẩn như:

  • Không nằm trong đối tượng được quy định ở Khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020.
  • Có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong công tác quản trị kinh doanh và kèm những điều kiện khác trong điều lệ công ty ban hành trước đó.
  • Đáp ứng điều kiện, tiêu chuẩn quy định căn cứ theo quy định pháp luật, không có quan hệ gia đình với người quản lý doanh nghiệp, người đại diện phần vốn doanh nghiệp hoặc nhà nước ở công ty.

Ban kiểm soát

Ban kiểm soát
Ban kiểm soát

Hiện nay, ban kiểm soát sẽ có từ 1 – 5 người. Nhiệm kỳ của kiểm soát viên thường sẽ không quá 5 năm. Bên cạnh đó, có thể bổ nhiệm lại cùng với số nhiệm kỳ không bị hạn chế.

Với những trường hợp có 1 kiểm soát viên duy nhất thì người đó sẽ là Trưởng ban kiểm soát. Kiểm soát viên đó cần đáp ứng các tiêu chuẩn đối với Trưởng ban kiểm soát.

Người đại diện

Người đại diện có thể là nhiều người hoặc một người. Người đại diện thường là Tổng giám đốc, Giám đốc, ban chủ tịch của hội đồng thành viên.

Một công ty phải có người đại diện. Do đó, người đại diện của doanh nghiệp cần được ghi nhận một cách cụ thể tại điều lệ công ty đã được ban hành trước đó. Nhưng nếu chỉ có hai thành viên mà một người đại diện bị kết án tù, tạm giam, trốn khỏi địa điểm cư trú thì người còn lại chính là người đại diện của doanh nghiệp cho đến lúc bầu người mới.

Quyền lợi, nghĩa vụ của ban kiểm soát

Ban kiểm soát sẽ thực hiện kiểm tra tính hợp pháp, trung thực, hợp lý trong việc quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, bộ phận này còn kiểm tra một cách tổng quan tính hệ thống, phù hợp, nhất quán của việc lập báo cáo tài chính, kế toán, thống kê. Ban kiểm soát cũng có quyền thẩm định tính trung thực, đầy đủ của báo cáo tình hình tài chính, kinh doanh hằng năm và trong 6 tháng của doanh nghiệp. 

Ngoài ra, còn thực hiện việc báo cáo đánh giá việc quản lý của bên hội đồng quản trị, trình báo cáo thẩm định. Việc rà soát giao dịch, hợp đồng cùng với người liên quan, ở diện thuộc thẩm quyền phê duyệt từ hội đồng quản trị. Tiếp theo, đưa ra các khuyến nghị hợp đồng, giao dịch cần có sự phê duyệt từ hội đồng quản trị.

Ban kiểm soát có thể kiểm tra, đánh giá hiệu lực hệ thống kiểm toán trong nội bộ và kiểm soát nội bộ, quản lý các rủi ro, cảnh báo sớm cho doanh nghiệp. Ngoài ra, còn xem xét sổ kế toán, quá trình ghi chép kế toán, những tài liệu khác của doanh nghiệp,…

Giám đốc nhận lương, thưởng như thế nào?

Giám đốc nhận lương, thưởng như thế nào?
Giám đốc nhận lương, thưởng như thế nào?

Về tiền lương, thưởng của Giám đốc sẽ căn cứ theo Điều 66 Mục 1,2 Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14. Bên cạnh đó, những thành viên thuộc hội đồng quản trị sẽ có quyền hưởng thù lao công việc, thưởng.

Hội đồng quản trị dự tính số thù lao cho mỗi thành viên áp dụng theo nguyên tắc nhất trí. Tổng thù lao, thưởng của hội đồng quản trị thì sẽ được quyết định bởi Đại hội đồng cổ đông ở cuộc họp thường niên của doanh nghiệp.

Thù lao của thành viên, tiền lương của Tổng giám đốc/Giám đốc hoặc người quản lý khác sẽ được tính dựa vào mức chi phí kinh doanh của công ty và dựa theo quy định pháp luật.

Giải đáp thắc mắc về cơ cấu tổ chức công ty TNHH 2 thành viên

Các chức danh trong công ty TNHH 2 thành viên gồm những ai?

Theo Mục 1 Điều 54 Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14:

“Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.”

Công ty TNHH 2 thành viên có hội đồng quản trị không?

Cơ cấu tổ chức công ty TNHH 2 thành viên sẽ không có hội đồng quản trị. Công ty TNHH có một cơ quan quản lý. Cơ quan có quyền quyết định cao nhất chính là Hội đồng thành viên.

Hội đồng quản trị chỉ có ở loại hình công ty cổ phần và chính là cơ quan có quyền quản lý cao nhất của loại hình doanh nghiệp này. 

Người đại diện pháp luật có đồng thời làm Chủ tịch hội đồng, Giám đốc được không?

Người đại diện công ty theo pháp luật sẽ giữ một trong những chức danh như Tổng giám đốc, Giám đốc, Chủ tịch Hội đồng thành viên. Nếu như điều lệ công ty không có quy định thì người đại diện là Chủ tịch Hội đồng thành viên.

Với công ty TNHH 2 thành viên trở lên thì có cần Ban kiểm soát?

Nếu là doanh nghiệp nhà nước, công ty con doanh nghiệp nhà nước thì phải có Ban kiểm soát. Nhưng với những trường hợp khác thì sẽ do chính doanh nghiệp quyết định.

Kết luận

Bài viết trên đã giúp chúng ta hiểu hơn về cơ cấu tổ chức công ty TNHH 2 thành viên và các chức danh trong công ty TNHH 2 thành viên. Bài viết trên chỉ là các thông tin để tham khảo. Quý khách có nhu cầu về dịch vụ tư vấn pháp luật doanh nghiệp hãy liên hệ ngay Kế Toán An Phú:

Trụ sở: 91 Đinh Tiên Hoàng, Phường 3, Quận Bình Thạnh, TP.HCM

Tel: 0902574504 – 0989778322

Email: ketoanthueanphu@gmail.com

Website: https://ketoananphu.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.