Hạch toán chi phí mua hàng là gì? Cách hạch toán chi tiết

Hạch toán chi phí mua hàng là gì? Cách hạch toán chi tiết

Khi đi thu mua các sản phẩm, hàng hóa thì việc xuất hiện thêm các chi phí phát sinh khác và có liên quan trực tiếp tới việc thu mua hàng hàng hóa sản phẩm thì kế toán sẽ cần phải hạch toán. Nhưng hạch toán như thế nào là đúng và chi tiết ?
Trong bài viết này, Kế Toán An Phú sẽ hướng dẫn các bạn cách hạch toán chi phí mua hàng một cách chi tiết cụ thể để bạn tham khảo và có thể áp dụng hạch toán cho doanh nghiệp của mình nhé !

Hạch toán chi phí mua hàng là gì? Cách hạch toán chi tiết
Hạch toán chi phí mua hàng là gì? Cách hạch toán chi tiết

Hạch toán chi phí mua hàng là gì?

Hạch toán chi phí mua hàng là lúc mua hàng có phát sinh những chi phí có liên quan trực tiếp tới quá trình thu mua hàng hóa từ thời điểm mua hàng đến khi hàng được về đến doanh nghiệp. 

Chi phí mua hàng sẽ bao gồm: chi phí cho việc thuê kho bãi, chi phí để bốc dỡ, vận chuyển hàng hóa, bảo quản hàng hóa trong quá trình thu mua hàng, các khoản bị hao hụt thuộc định mức phát sinh đối với quá trình mua hàng hóa và những chi phí khác có liên quan đến công tác mua hàng tồn kho.

Hạch toán chi phí mua hàng là lúc mua hàng có phát sinh những chi phí có liên quan như thuê bãi, thuê kho,..
Hạch toán chi phí mua hàng là lúc mua hàng có phát sinh những chi phí có liên quan như thuê bãi, thuê kho,..

Chi phí mua hàng trong nước, mua hàng nhập khẩu

Cùng Kế Toán An Phú tìm hiểu cách hạch toán chi phí mua hàng, chi phí mua hàng trong nước và chi phí mua hàng nhập khẩu tiếp theo đây nhé.

Chi phí với hàng hoá trong nước

Chi phí mua hàng hóa đối với các sản phẩm hàng hóa trong nước thường sẽ phát sinh những chi phí như sau: chi phí để vận chuyển, chi phí thuê nhân viên mua hàng, bốc xếp hàng hóa, chi phí thuê kho chứa hàng…

Để có thể ghi nhận là khoản chi phí hợp lý của doanh nghiệp thì cần có những điều kiện sau:

  • Phải phục vụ các  hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, doanh nghiệp;
  • Các chi phí mua hàng cần phải có hóa đơn hay chứng từ theo quy định;
  • Các hóa đơn giá trị trên 20.000.000 đồng phải được thanh toán qua ngân hàng.
Chi phí mua hàng hóa trong nước
Chi phí mua hàng hóa trong nước

Chi phí hàng hoá nhập khẩu

Chi phí mua hàng hóa đối với các loại hàng nhập khẩu (chi phí mua hàng hóa nhập khẩu) thường phát sinh một số chi phí như: phí, lệ phí, phí trước hải quan, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế nhập khẩu, thuế bảo vệ môi trường (nếu có), phí hàng về kho (kho bãi, vận chuyển, bốc dỡ…).

Điều kiện để được ghi nhận là các khoản chi phí hợp lý đối với sản phẩm hàng hóa nhập khẩu giống như sản phẩm hàng hóa ở trong nước, bên cạnh đó còn có thêm: giấy nộp tiền và tờ khai hải quan. 

Chi phí mua hàng hóa nhập khẩu
Chi phí mua hàng hóa nhập khẩu

Cách hạch toán chi phí mua hàng

Cách hạch toán chi phí mua hàng:

  • Nợ TK 1562: Chi phí mua hàng hóa chưa thuế;
  • Nợ TK 1331: Thuế giá trị gia tăng (nếu có);
    • Có TK 111, 112: Tổng số tiền thanh toán.

Có ví dụ như sau:

Trong tháng 12/2023, Công ty An Phú mua 10 cái máy tính với giá là 10.000.000 đồng/máy, thuế suất thuế giá trị gia tăng là 10%, chưa trả tiền cho người bán. Chi phí vận chuyển hàng hóa về đến công ty chưa tính thuế là 1.000.000 đồng, thuế giá trị gia tăng là 10%, công ty thanh toán tiền mặt. Hạch toán nghiệp vụ phát sinh ?

Hạch toán chi phí nhập kho hàng hóa:

  • Nợ TK 1561: 10.000.000 x 10 + 1.000.000 = 101.000.000 đồng;
  • Nợ TK 1331: 10% x  (101.000.000) = 10.100.000 đồng;
    • Có TK 331: 111.100.000 đồng.
Cách hạch toán chi phí mua hàng
Cách hạch toán chi phí mua hàng

Cách phân bổ chi phí mua hàng

Trường hợp 1: Phân bổ chi phí mua hàng theo tiêu thức giá trị của hàng hóa mua

Chi phí thu mua hàng hóa phân bổ cho sản phẩm hàng hóa nhập kho = Tổng chi phí thu mua hàng hóa

————————————–

Tổng giá trị hàng hóa mua

x                             Giá trị của từng loại sản phẩm, mặt hàng 

Phân bổ chi phí mua hàng theo như tiêu thức trị giá hàng hóa mua có độ chính xác rất cao, tuy nhiên cách tính toán sẽ khá phức tạp đối với lượng hàng hóa lớn.

Ví dụ điển hình công ty Kế Toán An Phú mua hàng hóa:

  • Máy tính hiệu Acer: 5 máy, giá thành chưa VAT là 12.000.000 đồng/máy (VAT 10%);
  • Máy tính hiệu HPl: 5 máy, giá thành chưa VAT là 10.000.000 đồng/máy (VAT 10%);
  • Giá trị đơn hàng chưa bao gồm VA là: 110.000.000 đồng;
  • Chi phí cho vận chuyển máy tính đến kho công ty Kế Toán An Phú: 1.000.000 chưa VAT (10%);
  • Thanh toán số tiền bằng hình thức chuyển khoản.

Như vậy thì Kế toán sẽ thực hiện việc phân bổ chi phí mua hàng hóa theo tiêu thức giá trị là:

  • Chi phí vận chuyển máy tính hiệu Acer:  60.000.000 x (1.000.000/110.000.000) = 545.454 đồng;
  • Chi phí cho việc vận chuyển máy tính hiệu HP: 1.000.000 – 545.454 = 454.546 đồng.

Hạch toán chi phí mua hàng: 

Nợ TK 156 – Acer: 545.454 + 60.000.000 = 60.545.454 đồng;

Nợ TK 156 – HP: 454.546 + 50.000.000  = 50.454.546 đồng;

Nợ TK 1331: 100.000 + 11.000.000 = 11.100.000 đồng;

Có TK 112: 122.100.000 đồng.

Trường hợp 2: Phân bổ chi phí mua hàng theo tiêu thức số lượng hàng hóa nhập kho

Chi phí thu mua hàng hóa phân bổ cho sản phẩm hàng hóa nhập kho = Tổng chi phí thu mua hàng hóa

————————————–

Tổng giá trị hàng hóa mua

x                               Số lượng của từng loại sản phẩm, mặt hàng 

Tiếp tục sử dụng các dữ liệu của trường hợp 1, nhưng ở trường hợp này sẽ phân bổ chi phí mua hàng theo tiêu thức số lượng hàng hóa mua.

Như vậy, kế toán thực hiện việc phân bổ chi phí mua hàng hóa theo tiêu thức số lượng hàng hóa mua như sau:

  • Chi phí để vận chuyển máy tính hiệu Acer: 5 x (1.000.000 / 10) = 500.000 đồng;
  • Chi phí để vận chuyển máy tính hiệu HP: 1.000.000 – 500.000 = 500.000 đồng

Qua ví dụ của 2 trường hợp trên,, các bạn có thể thấy việc phân bổ chi phí mua hàng theo tiêu thức “số lượng hàng hóa mua” thường sẽ mang lại giá trị ít chính xác bằng tiêu thức phân bổ chi phí mua hàng hóa theo “giá trị”. Tuy nhiên, tùy vào đặc thù của mỗi doanh nghiệp mà bạn có thể lựa chọn tiêu thức phân bổ chi phí sao cho phù hợp.

Cách phân bổ chi phí mua hàng
Cách phân bổ chi phí mua hàng

Kết luận

Qua bài viết chắc hẳn các bạn cũng đã nắm rõ cách hạch toán chi phí mua hàng rồi. Cách hạch toán chi phí và cách phân bổ chi phí mua hàng cũng đã được nêu chi tiết trong bài viết. Hy vọng rằng các thông tin mà Kế Toán An Phú mang đến sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc hạch toán chi phí mua hàng cho doanh nghiệp. Và nếu bạn đang cần tìm một đơn vị tư vấn về kế toán hay tư vấn pháp luật uy tín, chuyên nghiêp thì hãy tham khảo ngay tại Kế Toán An Phú nhé !

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *