Nội dung chính
Hạch toán kế toán là một khái niệm quan trọng ở lĩnh vực tài chính kế toán của một doanh nghiệp. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu và biết cách thực hiện hạch toán. Cùng Kế Toán An Phú tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Hạch toán kế toán là gì ?
Hạch toán kế toán ( gọi tắt kế toán) là công việc khá phức tạp, nhằm rà soát thông tin tài sản, hoạt động tài chính của công ty. Báo cáo từ hạch toán phản ánh đầy đủ những hoạt động kinh tế – tài chính của một tổ chức (doanh nghiệp, công ty,..). Vì tính chất phức tạp, công việc hạch toán kế toán đòi hỏi người thực hiện có nhiều kinh nghiệm, có kiến thức chuyên môn về kế toán, tài chính.
Hiện tại các công ty, doanh nghiệp thường có đội ngũ nhân sự kế toán chuyên môn cao để làm công việc hạch toán kế toán. Tuy nhiên, nhiều công ty khác lựa chọn thuê dịch vụ hạch toán bên ngoài để đảm bảo tính chính xác và đáp ứng yêu cầu về mặt pháp lý. Điều này giúp các doanh nghiệp, công ty có thể tiết kiệm thời gian và làm các báo cáo tài chính chính xác hơn. Hạn chế được nhiều rủi ro liên quan đến mặt pháp luật và tính minh bạch trong sổ sách tài chính của công ty.
Đặc điểm của hạch toán kế toán
Hạch toán kế toán được hiểu là thông tin luân chuyển giữa những khoản tiền. Bất kỳ doanh nghiệp nào, quá trình cung ứng nguyên vật liệu đến sản xuất cùng tiêu thụ đều sẽ được phản ánh chính xác, đầy đủ và chi tiết trên sổ kế toán. Mọi hiện tượng và quá trình đều được kế toán thể hiện qua 2 mặt: thừa – thiếu, tăng – giảm, tài sản – nguồn vốn,.. Do đó, kết quá 2 mặt chính là quá trình của thông tin thu thập được.
Nhìn chung, đặc điểm của hạch toán kế toán bao gồm:
- Cung cấp thông tin chi tiết: Hoạt động hạch toán kế toán sẽ cung cấp thông tin chi tiết về sổ sách kế toán, tài chính. Qua đó giúp công ty, doanh nghiệp đưa ra quyết định đúng đắn để sử dụng tài chính hiệu quả, tối ưu hơn.
- Kiểm soát hoạt động tài chính: Hạch toán kế toán có vai trò quan trọng đối với việc kiểm soát hoạt động tài chính, kinh tế. Ngăn chặn rủi ro về gian lận, các tính toán sai khiến công ty, doanh nghiệp gặp vấn đề rủi ro pháp lý.
- Tính pháp lý cao: Việc sử dụng dịch vụ hạch toán, kế toán đáp ứng tính pháp lý, đảm bảo hoạt động tài chính tuân thủ pháp luật.
Phân loại hạch toán kế toán
Hạch toán kế toán được phân loại dựa vào mức độ, tính chất thông tin và theo cách thức thu thập thông tin và nhiều yếu tố khác. Điều này giúp hoạt động kế toán hạch toán hiệu quả và thuận tiện hơn, đặc biệt là với công ty, doanh nghiệp có quy mô lớn. Tuỳ thuộc vào quy mô, lĩnh vực hoặc nguồn thông tin, sổ sách sẽ có cách phân loại hạch toán kế toán riêng phù hợp. Khi làm hạch toán người thực hiện cần cân nhắc và phân loại đúng để đảm bảo tính chính sách trong các báo cáo tài chính sau cùng.
Dựa vào mức độ, tính chất thông tin
Dựa vào mức độ và tính chất thông tin thì hạch toán kế toán chia làm 2 loại: kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết.
- Kế toán tổng hợp: các thông tin ghi chép và cung cấp sẽ được ghi lại dưới dạng tổng quát trên các chỉ tiêu tổng hợp bằng thước đo của tiền tệ.
- Kế toán chi tiết: Dựa trên kế toán tổng hợp sẽ phân chia thông tin chi tiết và cụ thể ở dạng kế toán chi tiết, thước đo của kế toán này là hiện vật, tiền tệ hoặc lao động.
Dựa vào cách thu nhận thông tin
Hạch toán kế toán dựa trên thu nhận thông tin sẽ chia làm kế toán kép và kế toán đơn:
- Kế toán kép: thông tin được thu thập đúng nội dung, sự vận động biện chứng giữa những đối tượng kế toán về những nghiệp vụ của kế toán tài chính.
- Kế toán đơn: thông tin được thu thập độc lập và riêng biệt chỉ về nghiệp vụ kinh tế tài chính.
Dựa vào phạm vi thông tin kế toán cung cấp
Theo phạm vi thông tin cung cấp thì chia làm 2 dạng chính như sau:
- Kế toán quản trị: nhà quản trị doanh nghiệp sẽ là đối tượng sử dụng những thông tin kế toán quản trị. Dựa vào đây, họ sẽ quản lý và nghiên cứu, từ đó đưa ra quyết định trong hoạt động kinh doanh. Thước đo dùng trong kế toán quản trị là tiền tệ, lao động hoặc hiện vật.
- Kế toán tài chính: ngược lại thì đối tượng của kế toán tài chính là những đơn vị bên ngoài doanh nghiệp, tiền tệ chính là thước đo chính là loại hình kế toán này.
Dựa vào mục đích, đặc điểm của đơn vị kế toán
Hạch toán kế toán sẽ được chia làm 2 loại chính nếu dựa vào mục đích và đặc điểm của đơn vị kế toán:
- Kế toán doanh nghiệp: loại hình hạch toán khá phổ biến ở những doanh nghiệp thương mại.
- Kế toán công: thường dùng ở những tổ chức phi lợi nhuận.
Phương pháp hạch toán kế toán
Với mỗi doanh nghiệp, mỗi hoạt động, giai đoạn sẽ cần đến phương pháp hạch toán kế toán riêng. Nhằm đáp ứng tiêu chí chính xác, minh bạch trong hoạt động kế toán cho từng giai đoạn, từng đối tượng khác nhau.
- Phương pháp chứng từ: phản ánh những nghiệp vụ kinh tế và tài chính tại thời điểm cùng địa điểm phát sinh giao dịch bằng những chứng từ điện tử hay chứng từ giấy. Phục vụ cho công tác kế toán quản lý, kiểm soát việc dùng tài sản hoặc bảo vệ và kiểm tra những hoạt động kinh tế tài chính trong đơn vị.
- Phương pháp tài khoản: phản ánh tình trạng và biến động tài sản, quá trình sản xuất và kinh doanh, nguồn kinh phí,… có hệ thống.
- Phương pháp tính giá: dựa vào những nguyên tắc nhất định là những đối tượng kế toán sẽ được xác định giá trị bằng thước đo tiền tệ. Nhằm phục vụ cho quá trình nhận, xử lý và hệ thống hóa những thông tin kinh tế cung cấp cho tổ chức tài chính.
- Phương pháp kế toán tổng hợp và cân đối: số liệu ở sổ kế toán sẽ được tổng hợp dựa vào quan hệ cân đối, cung cấp thông tin đáp ứng những chỉ tiêu kinh tế và tài chính cho những đối tượng dùng thông tin kế toán.
Vai trò của hạch toán kế toán
Giúp nhà quản lý thao tác dễ dàng tạo ra những kế hoạch, dự án để phát triển doanh nghiệp và kiểm soát những kế hoạch đã lập dễ dàng.
Giúp nhà đầu tư hiểu rõ hơn về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp cùng khả năng dùng vốn đầu tư của doanh nghiệp. Từ đó, nhà đầu tư sẽ xem xét và quyết định có nên đầu tư vào doanh nghiệp đó hay không.
Giúp cơ quan nhà nước có thể nắm được tình hình kinh doanh cùng lợi nhuận mà doanh nghiệp tạo ra thông qua việc kiểm tra thông tin. Từ đó giúp xây dựng những chính sách đầu tư, thuế phù hợp hơn cho những tổ chức và đơn vị.
>> Xem thêm: Cách hạch toán doanh thu bán hàng
Thông bài viết này, Kế Toán An Phú hy vọng bạn đã hiểu được khái niệm, cách dùng và ý nghĩa của hạch toán kế toán. Nếu như bạn đang cần tìm dịch vụ kế toán thì hãy liên hệ ngay cho An Phú để được hỗ trợ tư vấn tốt nhất.