Nội dung chính
Tăng vốn điều lệ là một khái niệm quan trọng bạn nên tìm hiểu ngay từ khi thành lập doanh nghiệp. Khi thực hiện tăng vốn này, doanh nghiệp của bạn sẽ nhận được một số lợi ích riêng. Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý các nguyên tắc để không gặp rủi ro ngoài ý muốn. Vì thế, việc tham khảo một số thông tin liên quan trong bài viết bên dưới là rất cần thiết cho bạn.
Khái niệm tăng vốn điều lệ cho doanh nghiệp
Tăng vốn điều lệ là một quy trình tái cấu trúc vốn điều lệ cho doanh nghiệp. Bạn có thể thực hiện kêu gọi đầu tư hay góp vốn sở hữu để đẩy mạnh hoạt động doanh nghiệp. Đây đều là những hình thức tăng vốn mà bạn có thể lựa chọn.
Theo Luật doanh nghiệp, vốn điều lệ là khái niệm đại diện cho tổng giá trị tài sản doanh nghiệp mà các thành viên trong doanh nghiệp đã đóng góp. Đó cũng có thể là cam kết về việc đóng góp vốn đối với các công ty TNHH hay công ty hợp danh. Nói cách khác, vốn điều lệ chính là tổng trị giá cổ phần đã bán hay đã đăng ký lúc mua trong quá trình thành lập công ty cổ phần.
Kết quả khi tăng vốn điều lệ doanh nghiệp
Nếu doanh nghiệp của bạn muốn mở rộng quy mô hoạt động hay tăng hạn mức vay vốn ngân hàng thì việc tăng vốn điều lệ là cần thiết. Khi tăng vốn, doanh nghiệp sẽ nhận được một số lợi ích cơ bản như có thể nâng cao trách nhiệm trước giá trị tài sản. Đảm bảo khả năng chịu trách nhiệm khi thực hiện những nghĩa vụ hay giải quyết các khoản nợ doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, tăng vốn kinh doanh còn giúp doanh nghiệp củng cố và nâng cao uy tín trong các mối quan hệ hợp tác. Bạn cũng có thể dễ dàng mở rộng quy mô kinh doanh mà không cần lo lắng về độ an toàn của các hoạt động. Đồng thời, tăng vốn còn mang đến nguồn tài chính tốt hỗ trợ quá trình phát triển doanh nghiệp một cách ổn định và hiệu quả.
Ngoài các lợi ích thì tăng vốn kinh doanh cũng tồn tại một số hạn chế nhất định như làm giảm quyền của cổ đông sáng lập. Bởi vì khi tăng vốn kinh doanh sẽ thu hút thêm nhiều cổ đông mới tham gia. Các cổ phần cũng bị chuyển đổi thường xuyên gây ra những khó khăn cho doanh nghiệp. Do đó, bạn cần lưu ý những hạn chế này để có được kế hoạch hoạt động tốt nhất trong tương lai.
Thực hiện tăng vốn điều lệ cho doanh nghiệp hiệu quả
Thực hiện tăng vốn công ty với khá nhiều lợi ích đang trở nên thu hút hơn bao giờ hết. Bạn có thể chuẩn bị hồ sơ và đăng ký tăng vốn công ty tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và đầu tư. Lưu ý đây phải là địa chỉ đã cấp Giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp.
Chuẩn bị hồ sơ đăng ký tăng vốn điều lệ cho doanh nghiệp
Trong hồ sơ, bạn cần chuẩn bị đủ giấy thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp và tăng vốn kinh doanh. Hồ sơ cần có một số giấy tờ xác minh như CMND/CCCD hay Hộ chiếu. Bạn cần mang theo quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp Hội đồng hay Đại hội đồng cổ đông hoặc chủ sở hữu công ty về tăng vốn điều lệ.
Cùng với đó là văn bản của Sở Kế hoạch và Đầu tư đồng ý về việc mua cổ phần hay góp vốn của các nhà đầu tư. Nếu được ủy quyền đăng ký thì bạn cần mang theo văn bản ủy quyền về việc thực hiện thủ tục tăng vốn doanh nghiệp.
Tiến hành đăng ký tăng vốn điều lệ doanh nghiệp
Sau khi chuẩn bị đầy đủ nội dung hồ sơ thì bạn nộp hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh doanh tại Sở Kế hoạch và đầu tư nơi đặt địa chỉ công ty. Tại đây, nhân viên giao dịch sẽ đưa giấy hẹn cho bạn. Bạn đợi đến thời gian hẹn để nhận kết quả. Tuy nhiên, nếu hồ sơ không hợp lệ thì Sở sẽ thông báo để chỉnh sửa.
Khi tăng vốn kinh doanh thành công thì doanh nghiệp cần công bố những nội dung đã thay đổi qua cổng thông tin Quốc gia. Thời gian quy định để công bố là 30 ngày kể từ ngày thay đổi. Nếu bạn đã hoàn thành công bố nội dung thay đổi thì phòng Đăng ký kinh doanh sẽ nhanh chóng cấp Giấy Biên về việc đăng ký cho doanh nghiệp.
Cuối cùng, bạn có thể hoàn tất thủ tục tăng vốn công ty bằng cách nộp tờ khai của thuế môn bài bổ sung. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần kê khai rõ trong báo cáo tài chính về sự thay đổi nguồn vốn chủ sở hữu.
Tăng vốn điều lệ là một thủ tục khá cần thiết mang đến nhiều lợi ích cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Bạn nên thực hiện theo đúng trình tự và chính xác các bước để không xảy ra rủi ro bất ngờ. Hy vọng những thông tin trong bài viết có thể giúp bạn kinh doanh đạt hiệu quả tốt nhất.