Nội dung chính
Vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu là những loại vốn có vai trò quan trọng trong việc phát triển công ty. Tuy nhiên, 2 khái niệm quan trọng này thường được hiểu nhầm với nhau. Cùng Kế Toán An Phú phân biệt vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ là gì trong bài viết này.
Vốn điều lệ là gì?
Trong quá trình kinh doanh thì vốn điều lệ chính là số tiền mà một doanh nghiệp hoặc một công ty đã đăng ký với cơ quan quản lý của nhà nước để sử dụng. Thường thì vốn điều lệ sẽ được ghi nhận trong giấy phép thành lập doanh nghiệp.
Vốn điều lệ đại diện số tiền tối đa mà doanh nghiệp có thể phát hành cổ phiếu hoặc chia sẻ cho những cổ đông. Còn có tên gọi khác là vốn cố định hay vốn chủ sở hữu.
Vốn chủ sở hữu là gì?
Vốn chủ sở hữu là số tiền mà chủ sở hữu đầu tư vào công ty hoặc doanh nghiệp để sở hữu những tài sản cùng quyền lợi của doanh nghiệp.
Vốn chủ sở hữu bao gồm những khoản đóng góp vốn ban đầu cùng những khoản đóng góp bổ sung sau này, lợi nhuận được tích lũy và những khoản dự phòng.
Tên gọi khác của vốn chủ sở hữu: vốn cổ phần hay vốn cổ đông thường được thể hiện dưới dạng cổ phiếu hoặc phần vốn của doanh nghiệp.
Phân biệt vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu
Bản chất và định nghĩa vốn
Vốn điều lệ: khoản tài sản mà chủ để đưa vào công ty để góp vốn trở thành chủ sở hữu hoặc thành viên góp vốn hay cổ đông của một công ty nào đó.
Vốn chủ sở hữu: khoản tài sản mà các chủ thể trên thực tế đã là chủ sở hữu của công ty, trong quá trình vận hành kinh doanh doanh nghiệp thu lại được.
Về cơ chế hình thành
Vốn điều lệ: hình thành dựa trên số vốn do những thành viên, cổ động hoặc cam kết góp ở một khoản thời gian nhất định và được ghi vào điều lệ của công ty.
Vốn chủ sở hữu: do doanh nghiệp bỏ ra hoặc do nhà nước cấp, bổ sung từ lợi nhuận để lại hay từ các nguồn thu khác của doanh nghiệp.
Nghĩa vụ nợ
Vốn điều lệ: một tài sản nhưng cũng đồng thời là một khoản nợ nếu như doanh nghiệp phá sản.
Vốn chủ sở hữu: chủ doanh nghiệp cùng những nhà đầu tư góp vốn vào hay hình thành từ kết quả kinh doanh nên nguồn vốn chủ sở hữu không phải là một khoản nợ.
Về ý nghĩa
Vốn điều lệ: sự cam kết mức trách nhiệm vật chất của những thành viên đối với khách hàng và đối tác. Nhưng nó cùng là vốn đầu tư cho hoạt động của doanh nghiệp và là cơ sở để phân chia lợi nhuận cùng rủi ro trong quá trình kinh doanh đối với những thành viên đã góp vốn.
Vốn chủ sở hữu: phản ánh số liệu, tình trạng tăng và giảm những loại nguồn vốn thuộc sở hữu của chủ doanh nghiệp và những thành viên góp vốn trong doanh nghiệp.
Đăng ký với cơ quan chức năng
Vốn điều lệ: doanh nghiệp cần nộp đơn đăng ký kinh doanh và cung cấp thông tin về vốn điều lệ mong muốn. Cơ quan chức năng sẽ xem xét và cấp giấy phép kinh doanh dựa trên thông tin này.
Vốn chủ sở hữu: doanh nghiệp cần cung cấp thông tin về danh sách cổ đông, số lượng cổ phiếu mỗi cổ đông sở hữu và giá trị đóng góp của mỗi người. Thông tin này sẽ được cập nhật và báo cáo định kỳ cho cơ quan chức năng.
Ưu nhược điểm vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ
Ưu và nhược điểm của vốn chủ sở hữu
Ưu điểm:
- Thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp nên có thể dùng lâu dài.
- Vốn chủ sở hữu không phải khoản nợ nên doanh nghiệp có thể yên tâm dùng vốn mà không lo vấn đề chi trả nợ cho doanh nghiệp.
- Những chủ thể kinh doanh chủ động hơn trong việc đầu tư.
- Chủ thể đầu tư có thể dùng số vốn theo mục đích hoặc dự định của mình mà không phụ thuộc bất kỳ yếu tố nào.
Nhược điểm:
- Vốn chủ sở hữu có mức giá thành so với nợ thì cao hơn.
- Những chủ đầu tư đôi khi sẽ thiệt thòi khi hợp tác.
Ưu và nhược điểm của vốn điều lệ
Ưu điểm:
- Là cơ sở để phân chia và xác định rõ quyền lợi cùng nghĩa vụ và lợi ích của những nhà đầu tư vào công ty.
- Là căn cứ pháp lý cho những trường hợp diễn ra tranh chấp hoặc giải thể.
- Cơ sở để đánh giá mức độ hiệu quả của việc kinh doanh và sản xuất.
Nhược điểm:
- Doanh nghiệp sẽ áp lực trong việc lựa chọn ngành nghề và lĩnh vực đầu tư kinh doanh.
- Số vốn do thành viên góp vào hoặc cam kết khi thành lập nên thực tế vẫn chưa đủ điều kiện để mở rộng quy mô kinh doanh.
Kế Toán An Phú đã giúp bạn phân biệt vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ, hy vọng với những chia sẻ trên thì bạn đã có thể phân biệt rõ 2 loại vốn này.