Nội dung chính
Kế toán trưởng là một cụm từ khá quen thuộc. Nhưng không phải ai cũng thật sự hiểu rõ về nhiệm vụ cũng như vai trò của vị trí này. Do đó, bài viết này sẽ cung cấp một số thông tin để giúp chúng ta hiểu rõ hơn về kế toán trưởng là gì và nhiệm vụ của kế toán trưởng.
Kế toán trưởng là gì?
Chức năng nhiệm vụ của kế toán trưởng là phụ trách chỉ đạo những hoạt động của phòng kế toán. Vị trí này có thể là trưởng nhóm hoặc trưởng bộ phận, tùy thuộc vào quy mô của mỗi công ty, doanh nghiệp.
Đối với những doanh nghiệp lớn thì nhiệm vụ kế toán trưởng là sẽ thực hiện việc giám sát những chuyên gia tài chính, làm việc ở dưới quyền của giám đốc tài chính.Thông thường, những công ty ở Việt Nam sẽ yêu cầu việc bổ nhiệm vị trí này nhằm đảm nhiệm các chức năng thuế và kế toán.
Quy định của pháp luật về kế toán trưởng
Theo Khoản 1, 2 Điều 20 Nghị định 174/2016/NĐ-CP có quy định:
“1. Đơn vị kế toán phải bố trí kế toán trưởng trừ các đơn vị quy định tại khoản 2 Điều này. Trường hợp đơn vị chưa bổ nhiệm được ngay kế toán trưởng thì bố trí người phụ trách kế toán hoặc thuê dịch vụ làm kế toán trưởng theo quy định. Thời gian bố trí người phụ trách kế toán tối đa là 12 tháng, sau thời gian này đơn vị kế toán phải bố trí người làm kế toán trưởng.
- Phụ trách kế toán:
- a) Các đơn vị kế toán trong lĩnh vực nhà nước bao gồm: Đơn vị kế toán chỉ có một người làm kế toán hoặc một người làm kế toán kiêm nhiệm; đơn vị kế toán ngân sách và tài chính xã, phường, thị trấn thì không thực hiện bổ nhiệm kế toán trưởng mà chỉ bổ nhiệm phụ trách kế toán.
- b) Các doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa được bố trí phụ trách kế toán mà không bắt buộc phải bố trí kế toán trưởng.
- Thời hạn bổ nhiệm kế toán trưởng của các đơn vị kế toán trong lĩnh vực kế toán nhà nước, thời hạn bổ nhiệm phụ trách kế toán của các đơn vị quy định tại điểm a khoản 2 Điều này là 5 năm sau đó phải thực hiện các quy trình về bổ nhiệm lại kế toán trưởng, phụ trách kế toán.
- Khi thay đổi kế toán trưởng, phụ trách kế toán, người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán hoặc người quản lý, điều hành đơn vị kế toán phải tổ chức bàn giao công việc và tài liệu kế toán giữa kế toán trưởng, phụ trách kế toán cũ và kế toán trưởng, phụ trách kế toán mới, đồng thời thông báo cho các bộ phận có liên quan trong đơn vị và cho các cơ quan nơi đơn vị mở tài khoản giao dịch biết họ tên và mẫu chữ ký của kế toán trưởng, phụ trách kế toán mới. Kế toán trưởng, phụ trách kế toán mới chịu trách nhiệm về công việc kế toán của mình kể từ ngày nhận bàn giao công việc. Kế toán trưởng, phụ trách kế toán cũ vẫn phải chịu trách nhiệm về công việc kế toán trong thời gian mình phụ trách.
- Bộ Nội vụ hướng dẫn phụ cấp trách nhiệm công việc, thẩm quyền, thủ tục bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, thay thế kế toán trưởng và phụ trách kế toán của các đơn vị kế toán trong lĩnh vực kế toán nhà nước.”
Vai trò của kế toán trưởng
Kế toán trưởng thường đóng một vai trò rất quan trọng trong công tác quản lý và theo dõi về tình hình tài chính của doanh nghiệp, tổ chức nhằm giúp cân đối được tài chính của doanh nghiệp.
Thông thường, kế toán trưởng sẽ thực hiện việc đề xuất các chiến lược phát triển của công ty, doanh nghiệp theo mỗi giai đoạn. Ngoài ra, vị trí này sẽ phụ trách theo dõi, kiểm tra những hợp đồng kinh tế nhằm đảm bảo về mặt pháp lý, xử lý các trường hợp làm mất mát, hư hỏng tài sản.
Với những nghiệp vụ tài chính thì kế toán trưởng thường sẽ tham mưu cho các lãnh đạo về việc quản lý, hướng xử lý các sự vụ tài chính và quản lý, giúp cho công ty, doanh nghiệp nâng cao được tính hiệu quả sử dụng nguồn vốn.
Nhiệm vụ của kế toán trưởng
Sau đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu từng nhiệm vụ cụ thể của kế toán trưởng nhé.
Điều hành, quản lý phòng kế toán
Kế toán trưởng chính là người có quyền hành cao nhất ở phòng kế toán và phải chịu trách nhiệm trong trường hợp xảy ra các vấn đề có liên quan đến các hoạt động tài chính của công ty. Do đó, kế toán trưởng cần đào tạo, quản lý nhằm tăng hiệu suất của các kế toán viên.
Bên cạnh đó, kế toán trưởng cần phải đảm nhận các nhiệm vụ như việc giao dịch với bên ngân hàng và áp dụng kỹ thuật, công nghệ mới nhằm giảm chi phí, gia tăng tính hiệu quả cho doanh nghiệp.
Quản lý sổ sách kế toán
Sổ sách kế toán chính là một loại tài liệu khá nhạy cảm, được thường xuyên thanh tra. Do đó, kế toán trưởng phải kịp thời đảm bảo được tính hợp pháp, chính xác đối với những số liệu ở tài liệu này.
Giám sát, đánh giá quá trình quyết toán
Vào mỗi cuối năm thường sẽ có các khoản thu – chi và kiểm kê tài sản. Việc này có thể ảnh hưởng đến doanh nghiệp. Vì thế, kế toán trưởng phải cần thực hiện giám sát công việc quyết toán thật kỹ để đảm bảo đáp ứng được những yêu cầu quyết toán bất kỳ lúc nào.
Bên cạnh đó, việc giám sát các quy trình quyết toán có thể giúp kế toán trưởng nắm tình hình kinh doanh được kịp thời và có các giải pháp tối ưu được chi phí, gia tăng tính hiệu quả của hoạt động doanh nghiệp.
Phối hợp phân tích, dự đoán nguồn lực tài chính
Đây chính là công việc rất quan trọng đối với kế toán trưởng. Dựa vào tình hình chính trị, kinh tế ở trong và ngoài nước cùng với tình hình kinh doanh của công ty để có thể đưa ra những dự báo chính xác cho công ty, doanh nghiệp.
Lập báo cáo tài chính
Đây là một bản ghi tóm tắt về kết quả của những hoạt động kinh doanh, sản xuất theo quý hay năm của công ty. Tùy theo mỗi công ty, doanh nghiệp mà kế toán trưởng hay giám sát kế toán viên sẽ lập, trình bày khi lãnh đạo yêu cầu.
Bài viết trên đã giúp chúng ta hiểu rõ hơn về công việc kế toán trưởng. Để được cung cấp các dịch vụ về kế toán, quý khách hãy liên hệ ngay Kế toán An Phú.
Quý khách vui lòng liên hệ:
Trụ sở: 91 Đinh Tiên Hoàng, Phường 3, Quận Bình Thạnh, TP.HCM.
Tel: 0902574504 – 0989778322
Email: ketoanthueanphu@gmail.com