Cách đặt tên hộ kinh doanh cá thể theo quy định pháp luật

Cách đặt tên hộ kinh doanh cá thể theo quy định pháp luật

Hộ kinh doanh cá thể cần đăng ký đặt tên theo đúng quy định pháp luật Việt Nam. Vậy tên hộ kinh doanh cá thể là gì? Cách đặt tên hộ kinh doanh cá thể như thế nào cho đúng? Cần lưu ý những điều gì khi đặt tên hộ kinh doanh cá thể? Bài viết này sẽ cung cấp một số thông tin để chúng ta hiểu rõ hơn về việc đặt tên cho hộ kinh doanh cá thể.

Tên hộ kinh doanh cá thể là gì?

Tên hộ kinh doanh cá thể là gì?
Cách đặt tên hộ kinh doanh cá thể theo quy định?

Theo Khoản 1 Điều 79 của Nghị định 01/2021/NĐ-CP có quy định như sau:

“Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.” 

Quy định về cách đặt tên hộ kinh doanh cá thể

Cách đặt tên hộ kinh doanh cá thể
Cách đặt tên hộ kinh doanh cá thể

Về việc đặt tên hộ kinh doanh thì pháp luật có quy định ở Điều 73 của Nghị định 78/2015/NĐ-CP gồm các nội dung sau đây:

“1. Hộ kinh doanh có tên gọi riêng. Tên hộ kinh doanh bao gồm hai thành tố sau đây:

  1. a) Loại hình “Hộ kinh doanh”;
  2. b) Tên riêng của hộ kinh doanh.

Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, có thể kèm theo chữ số, ký hiệu.

  1. Không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc để đặt tên riêng cho hộ kinh doanh.
  2. Hộ kinh doanh không được sử dụng các cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp” để đặt tên hộ kinh doanh.
  3. Tên riêng hộ kinh doanh không được trùng với tên riêng của hộ kinh doanh đã đăng ký trong phạm vi huyện.”

Theo đó, từng hộ kinh doanh có tên gọi riêng. Phần tên gọi riêng này sẽ gồm có hai thành tố là tên riêng hộ kinh doanh và loại hình của hộ kinh doanh. Ở thành tố tên riêng hộ kinh doanh sẽ được viết bằng những chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt. Những chữ như là W, Z, J, F có kèm các ký hiệu hoặc chữ số đi kèm.

Ngoài ra, theo quy định cách đặt tên hộ kinh doanh cá thể qua hai thành tố ở Nghị định 2015 vẫn còn một vài điểm cần chú ý về việc đặt tên, đăng ký hộ kinh doanh:

  • Tên của hộ kinh doanh cá thể không dùng các ký hiệu, từ ngữ vi phạm đạo đức, truyền thống lịch sử, thuần phong mỹ tục, văn hóa của Việt Nam.
  • Tên của hộ kinh doanh cá thể không dùng những cụm từ như “doanh nghiệp”, “công ty” đặt tên cho hộ kinh doanh, gây ra những hiểu lầm loại hình kinh doanh.
  • Tên riêng hộ kinh doanh không đặt trùng tên riêng hộ kinh doanh có đăng ký trước đó ở phạm vi huyện. Nếu ở cùng phạm vi huyện đã có hộ kinh doanh khác có tên tương tự như vậy thì các chuyên viên xử lý hồ sơ yêu cầu hộ kinh doanh cá thể thay đổi tên khác. 

Lưu ý khi đặt tên cho hộ kinh doanh cá thể

Lưu ý khi đặt tên cho hộ kinh doanh cá thể
Lưu ý khi đặt tên cho hộ kinh doanh cá thể

Theo những thông tin trên, để thành lập hộ kinh doanh, đăng ký tên cho hộ kinh doanh một cách hợp lệ thì đòi hỏi người thành lập hộ kinh doanh đó phải nắm rõ được quy định pháp luật. Dưới đây là một vài lưu ý để giúp cho việc cách đặt tên hộ kinh doanh cá thể đúng theo quy định pháp luật Việt Nam:

  • Đặt tên cho hộ kinh doanh dựa theo lĩnh vực, ngành nghề hoạt động.
  • Đặt tên cho hộ kinh doanh dựa theo các địa danh nổi bật hoặc những mặt hàng địa phương.
  • Đặt tên cho hộ kinh doanh dựa theo những tính từ mang tính phổ biến nhằm gây ấn tượng cho khách hàng.
  • Đặt tên cho hộ kinh doanh kết hợp cùng với các từ ngoại ngữ: spa, shop, fashion,…
  • Không đặt tên cho hộ kinh doanh theo hướng khiến cho khách hàng bị nhầm lẫn. 

Một số câu hỏi thường gặp khi đăng ký tên cho hộ kinh doanh

Một số câu hỏi thường gặp khi đăng ký tên cho hộ kinh doanh
Một số câu hỏi thường gặp khi đăng ký tên cho hộ kinh doanh

Sau đây là một vài câu hỏi thường thấy khi đăng ký tên hộ kinh doanh, chúng ta hãy cùng tham khảo nhé.

Có được đặt tên hộ kinh doanh cá thể trùng nhau không?

Vcách đặt tên hộ kinh doanh cá thể cần phải đáp ứng yêu cầu, quy định pháp luật Việt Nam. Nếu ở cùng huyện, quận thì hộ kinh doanh sẽ không thể đặt tên trùng với tên của hộ kinh doanh có đăng ký tên trước đó. Do đó, lúc đăng ký tên cho hộ kinh doanh thì cần phải tham khảo trước các tên đã có đăng ký ở cùng huyện quận nhằm tránh tình trạng bị trả hồ sơ. 

Chuyển nhượng hộ kinh doanh cá thể cần thủ tục gì?

Để chuyển nhượng hộ kinh doanh cá thể thì chủ mới của hộ kinh doanh cần phải đáp ứng các điều kiện sau:

  • Không phải chủ hộ kinh doanh ở phạm vi cả nước.
  • Không phải chủ của doanh nghiệp tư nhân.
  • Không phải thành viên hợp danh trong công ty hợp danh (nếu có sự nhất trí của những thành viên còn lại thì được phép).

Sau khi chủ mới của hộ kinh doanh đã đáp ứng được những điều kiện ở trên thì sẽ có thể tham khảo về 2 cách chuyển nhượng để cách đặt tên hộ kinh doanh cá thể là:

  • Cách 1: Chủ cũ của hộ kinh doanh đã kết thúc các hoạt động kinh doanh và chủ mới thực hiện đăng ký việc thành lập hộ kinh doanh. Chỉ cần hai bên có thỏa thuận về việc chuyển nhượng địa điểm kinh doanh.
  • Cách 2: Cả hai bên có thỏa thuận về sự thay đổi hộ kinh doanh. Khi đó, chủ mới của hộ kinh doanh có thể tiến hành làm thủ tục để thay đổi nội dung về đăng ký hộ kinh doanh về ngành nghề, tên tùy theo nhu cầu.

Thủ tục đăng ký hộ kinh doanh cá thể

Hồ sơ về đăng ký hộ kinh doanh do người đại diện của hộ gia đình thực hiện gửi giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh tới Phòng Tài chính – Kế hoạch tại huyện đặt địa điểm kinh doanh.

Trong đó, nội dung của giấy đề nghị bao gồm các đầu mục sau:

  • Tên của hộ kinh doanh, nơi đặt địa điểm kinh doanh, thư điện tử (trường hợp có), số fax, số điện thoại.
  • Ngành nghề hoạt động kinh doanh.
  • Tổng vốn đầu tư.
  • Số người lao động (nhiều nhất là 10 người dựa theo quy định pháp luật).
  • Họ tên, địa chỉ cư trú, chữ ký, ngày cấp và số giấy chứng thực cá nhân còn thời gian và hiệu lực có ghi trên giấy chứng thực của người đại diện cho hộ gia đình ở trường hợp hộ kinh doanh được thành lập do hộ gia đình.
  • Kèm giấy đề nghị phải cần có cả bản sao hợp lệ của thẻ căn cước công dân hay chứng minh nhân dân, hộ chiếu còn có hiệu lực.

Kết luận

Bài viết trên đã giúp chúng ta hiểu hơn về cách đặt tên hộ kinh doanh cá thể. Việc tuân thủ đúng các quy định pháp luật về cách đặt tên sẽ có thể giúp những người có ý định về thành lập hộ kinh doanh hạn chế hoặc tránh các vấn đề có thể phát sinh, đẩy nhanh được tiến độ hoàn thành những thủ tục hành chính. Quý khách có nhu cầu về dịch vụ kế toán hãy liên hệ ngay Kế Toán An Phú.

Kế Toán An Phú thành lập nhằm mong muốn tạo ra được công cụ tối ưu, chuyên nghiệp, thích hợp về mảng kế toán, pháp lý. Từ đó giúp cho các công ty, doanh nghiệp tiết kiệm được nhân lực, chi phí và thời gian, tập trung cao hơn cho việc phát triển kinh doanh.

Quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi:

Trụ sở: 91 Đinh Tiên Hoàng, Phường 3, Quận Bình Thạnh, TP.HCM.

Tel: 0902574504 – 0989778322

Email: ketoanthueanphu@gmail.com

Website: https://ketoananphu.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.