Nội dung chính
Hộ kinh doanh cá thể là loại hình kinh doanh đơn giản có quy mô nhỏ. Vậy hộ kinh doanh cá thể chịu thuế gì? Hộ kinh doanh cá thể đóng thuế bao nhiêu? Cách tính thuế hộ kinh doanh cá thể mới nhất 2024? Đây chắc hẳn là thắc mắc chung của nhiều bạn đọc. Bài viết này sẽ cung cấp một số thông tin về thuế mà hộ kinh doanh cá thể chịu.
Hộ kinh doanh cá thể chịu thuế gì?
Theo quy định về việc quản lý thuế thì sẽ có 3 loại thuế mà hộ kinh doanh cá thể cần phải nộp như:
- Lệ phí (thuế) môn bài;
- Thuế thu nhập cá nhân;
- Thuế giá trị gia tăng.
Bên cạnh đó, hộ kinh doanh cá thể có thể phải cần nộp thuế tài nguyên, thuế bảo vệ môi trường,… khi kinh doanh những hàng hóa, sản phẩm thuộc đối tượng phải chịu thuế của luật này.
Hộ kinh doanh cá thể đóng thuế bao nhiêu?
Theo Điều 3 Nghị định 139/2016/NĐ-CP:
“Các trường hợp được miễn lệ phí môn bài, gồm:
- Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh có doanh thu hàng năm từ 100 triệu đồng trở xuống.
- Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh không thường xuyên; không có địa điểm cố định theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
- Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình sản xuất muối.
- Tổ chức, cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình nuôi trồng, đánh bắt thủy, hải sản và dịch vụ hậu cần nghề cá.
- Điểm bưu điện văn hóa xã; cơ quan báo chí (báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử).
- Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã hoạt động dịch vụ kỹ thuật trực tiếp phục vụ sản xuất nông nghiệp.
- Quỹ tín dụng nhân dân xã; hợp tác xã chuyên kinh doanh dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp; chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã và của doanh nghiệp tư nhân kinh doanh tại địa bàn miền núi. Địa bàn miền núi được xác định theo quy định của Ủy ban Dân tộc.
Theo Khoản 2 Điều 4 Nghị định 139/2016/NĐ-CP:
Mức thu lệ phí môn bài đối với cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ như sau:
- a) Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 500 triệu đồng/năm: 1.000.000 đồng/năm;
- b) Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 300 đến 500 triệu đồng/năm: 500.000 đồng/năm;
- c) Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 100 đến 300 triệu đồng/năm: 300.000 đồng/năm.”
Theo Khoản 2 Điều 1 Thông tư 92/2015/TT-BTC:
“Người nộp thuế nêu tại khoản 1 Điều này không bao gồm cá nhân kinh doanh có doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống.”
Vì vậy, quy định trên không áp dụng cho các hộ kinh doanh có mức doanh thu thấp hơn 100 triệu đồng/năm.
Cách tính thuế hộ kinh doanh cá thể mới nhất 2024
Cách tính thuế hộ kinh doanh cá thể chịu thuế gì được căn cứ vào theo tỷ lệ thuế được tính trên doanh thu và doanh thu tính thuế. Sau đây là công thức tính TNCN cần phải nộp và GTGT cần phải nộp:
- Thuế TNCN cần phải nộp = Tỷ lệ thuế TNCN x Doanh thu tính thuế TNCN.
- Thuế GTGT cần phải nộp = Tỷ lệ thuế GTGT x Doanh thu tính thuế GTGT.
Trong đó:
- Doanh thu tính thuế TNCN và doanh thu tính thuế GTGT với hộ kinh doanh cá thể chính là phần doanh thu đã bao gồm thuế (nếu thuộc diện chịu thuế) của tiền gia công, tiền cung ứng dịch vụ, toàn bộ tiền bán hàng, tiền hoa hồng phát sinh ở kỳ tính thuế từ những hoạt động kinh doanh dịch vụ, hàng hóa, hoạt động sản xuất, gồm cả những khoản hỗ trợ đạt doanh số, những khoản thưởng, chiết khấu thương mại, khuyến mại, chi hỗ trợ bằng tiền hay không bằng tiền, chiết khấu thanh toán, phụ thu, những khoản trợ giá, phí thu thêm hưởng theo quy định, phụ trội, những khoản bồi thường do vi phạm hợp đồng và bồi thường khác (tính vào phần doanh thu tính thuế TNCN); phần doanh thu khác (đã thu được tiền hoặc chưa thu được tiền) mà hộ kinh doanh cá thể hưởng.
- Tỷ lệ của thuế tính trên doanh thu sẽ bao gồm tỷ lệ thuế TNCN và tỷ lệ thuế GTGT áp dụng theo từng ngành nghề, lĩnh vực dựa theo hướng dẫn trong phần phụ lục I được ban hành có kèm Thông tư 40/2021/TT-BTC.
Nếu hộ kinh doanh cá thể có hoạt động ở nhiều ngành nghề, lĩnh vực thì hộ kinh doanh cá thể sẽ thực hiện kê khai, tính thuế dựa theo tỷ lệ thuế được tính trên doanh thu và áp dụng theo từng ngành nghề, lĩnh vực. Nếu hộ kinh doanh cá thể không thể xác định doanh thu tính thuế đối với từng ngành nghề, lĩnh vực hay xác định không thích hợp so với thực tế kinh doanh thì theo quy định, cơ quan thuế sẽ thực hiện ấn định phần doanh thu tính thuế của từng ngành nghề, lĩnh vực.
Các phương pháp để tính thuế hộ kinh doanh cá thể được quy định trong Thông tư 40/2021/TT-BTC:
“Điều 5. Phương pháp tính thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai.”
Theo Khoản 4 Điều 5 Thông tư 40/2021/TT-BTC:
“Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai phải thực hiện chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ. Trường hợp hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh trong lĩnh vực, ngành nghề có căn cứ xác định được doanh thu theo xác nhận của cơ quan chức năng thì không phải thực hiện chế độ kế toán.”
“Điều 6. Phương pháp tính thuế đối với cá nhân kinh doanh nộp thuế theo từng lần phát sinh.”
Theo Khoản 3 Điều 6 Thông tư 40/2021/TT-BTC:
“Cá nhân kinh doanh nộp thuế theo từng lần phát sinh không bắt buộc phải thực hiện chế độ kế toán, nhưng phải thực hiện việc lưu trữ hóa đơn, chứng từ, hợp đồng, hồ sơ chứng minh hàng hóa, dịch vụ hợp pháp và xuất trình kèm theo hồ sơ khai thuế theo từng lần phát sinh.”
“Điều 7. Phương pháp tính thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán.”
Theo Khoản 2 Điều 7 Thông tư 40/2021/TT-BTC:
“Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán (Hộ khoán) không phải thực hiện chế độ kế toán. Hộ khoán sử dụng hóa đơn lẻ phải lưu trữ và xuất trình cho cơ quan thuế các hóa đơn, chứng từ, hợp đồng, hồ sơ chứng minh hàng hóa, dịch vụ hợp pháp khi đề nghị cấp, bán lẻ hóa đơn theo từng lần phát sinh. Riêng trường hợp hộ khoán kinh doanh tại chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu trên lãnh thổ Việt Nam phải thực hiện việc lưu trữ hóa đơn, chứng từ, hợp đồng, hồ sơ chứng minh hàng hóa hợp pháp và xuất trình khi cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.”
“Điều 8. Phương pháp tính thuế đối với trường hợp tổ chức, cá nhân khai thuế thay, nộp thuế thay cho cá nhân.”
Theo Khoản 2 Điều 8 Thông tư 40/2021/TT-BTC:
“Tổ chức, cá nhân khai thuế thay, nộp thuế thay cho cá nhân kinh doanh theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều này khai thuế, nộp thuế như sau:
- a) Trường hợp khai thuế thay, nộp thuế thay cho đối tượng hướng dẫn tại điểm a khoản 1 Điều này thì tổ chức thực hiện khai thuế, nộp thuế theo tháng hoặc quý hoặc từng lần phát sinh kỳ thanh toán hoặc năm dương lịch theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
- b) Trường hợp khai thuế thay, nộp thuế thay cho đối tượng hướng dẫn tại điểm b, c, d, đ khoản 1 Điều này thì tổ chức thực hiện khai thuế, nộp thuế theo tháng hoặc quý theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
- c) Trường hợp khai thuế thay, nộp thuế thay cho đối tượng hướng dẫn tại điểm e khoản 1 Điều này thì tổ chức, cá nhân thực hiện khai thuế, nộp thuế theo quy định của pháp luật về quản lý thuế đối với cá nhân ủy quyền.”
“Điều 9. Phương pháp tính thuế đối với một số trường hợp đặc thù.”
Kết luận
Bài viết trên đã giúp chúng ta giải đáp về thắc mắc hộ kinh doanh cá thể chịu thuế gì và bao nhiêu và cách tính thuế hộ kinh doanh cá thể. Quý khách có nhu cầu về dịch vụ kế toán hãy liên hệ ngay Kế Toán An Phú.
Với Kế Toán An Phú, khách hàng là giá trị cốt lõi và cũng chính là động lực xây dựng, phát triển công ty. An Phú luôn nỗ lực mang tới sự hài lòng cho khách hàng.
Quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi:
Trụ sở: 91 Đinh Tiên Hoàng, Phường 3, Quận Bình Thạnh, TP.HCM.
ĐT: 0902574504 – 0989778322
Email: ketoanthueanphu@gmail.com
Website: https://ketoananphu.dev