Hướng Dẫn Hồ Sơ, Quy Trình Thành Lập Chi Nhánh Công Ty

Hướng Dẫn Hồ Sơ, Quy Trình Thành Lập Chi Nhánh Công Ty

Bạn là chủ sở hữu doanh nghiệp và đang có ý định mở rộng mô hình kinh doanh của mình hoặc thành lập thêm chi nhánh. Nhưng vì đây là một quy trình làm việc phức tạp nên bạn đang tìm kiếm những thông tin cần thiết để mọi thứ diễn ra được thuận lợi nhất?
Bài viết sau đây của Kế Toán An Phú sẽ giúp bạn nắm được từ tổng thể đến chi tiết cách thành lập chi nhánh công ty nhanh chóng và hiệu quả.

Chi nhánh công ty là gì?

Theo khoản 1 Điều 44 của Luật Doanh Nghiệp Năm 202. Chi nhánh công ty là đơn vị – cơ sở trực thuộc công ty mẹ, chi nhánh sẽ được công ty mẹ ủy quyền để thực hiện một phần hay toàn bộ hoạt động kinh doanh. Do chi nhánh không phải là một pháp nhân nên sẽ không chịu trách nhiệm trước pháp luật, nhưng các nghĩa vụ pháp lý phát sinh từ hoạt động của chi nhánh đều sẽ thuộc về công ty mẹ.

Khi thành lập thì ngành và nghề kinh doanh của chi nhánh công ty phải đúng với ngành và nghề kinh doanh của doanh nghiệp.

Tổng hợp thông tin về thành lập chi nhánh công ty
Tổng hợp thông tin về thành lập chi nhánh công ty

02 Cách đăng ký thành lập chi nhánh công ty 

Sau khi đã hiểu về các thông tin tổng quan về chi nhánh công ty và trước khi đi sâu vào phần hồ sơ. Ngay bây giờ, quý khách sẽ cùng Kế Toán An Phú đi qua các cách đăng ký thành lập chi nhánh với:

Cách 1: Nộp bộ hồ sơ trực tiếp tại Phòng Đăng Ký Kinh Doanh của Sở KH&ĐT

  • Đối với trường hợp chi nhánh được thành lập cùng tỉnh với công ty mẹ thì sẽ nộp hồ sơ tại Sở KH & ĐT của tỉnh/ thành phố mà công ty mẹ đặt trụ sở.
  • Đối với trường hợp công ty chi nhánh được thành lập khác tỉnh thì sẽ nộp tại Sở KH&ĐT tỉnh/ thành phố nơi chi nhánh sẽ đặt trụ sở.

Cách 2: Nộp hồ sơ trực tuyến tại Cổng thông tin quốc gia đăng ký doanh nghiệp

Trong vòng 3 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ (thủ tục đăng ký 24/7). Phòng đăng ký kinh doanh sẽ cấp cho doanh nghiệp giấy phép thành lập chi nhánh.

Lưu ý: Riêng đối với các trường hợp chi nhánh công ty có vốn từ nước ngoài thì thủ tục sẽ khác. Hồ sơ sẽ được nộp trực tiếp tại Bộ Công Thương. Thời gian duyệt hồ sơ: 10 – 15 ngày làm việc.

Hồ sơ đăng ký thành lập chi nhánh công ty sẽ gồm những gì?

Sau khi đã đi qua các cách nộp hồ sơ, thì giờ xin quý khách hãy cùng Kế Toán An Phú đi ngược lại quá trình chuẩn bị hồ sơ để đảm bảo sẽ được duyệt chi nhánh.

Hồ sơ lập chi nhánh công ty khác tỉnh trọn bộ:

  • Cần thông báo thành lập chi nhánh khác tỉnh cho công ty mẹ
  • Thành lập biên bản họp về việc thành lập chi nhánh khác tỉnh (thành lập công ty TNHH 2 thành viên, công ty cổ phần,… )
  • Có bản sao quyết định thành lập chi nhánh khác tỉnh của hội đồng thành viên/ hội đồng chủ tịch/ người chủ sở hữu công ty.
  • Bản sao công chứng căn cước/ căn cước công dân/ hộ chiếu đối với người đứng đầu chi nhánh khác tỉnh với công ty mẹ.
  • Giấy ủy quyền cho người đi nộp hồ sơ ( nếu trong trường hợp người nộp không phải người đại diện pháp luật của công ty ).
Hồ sơ thành lập chi nhánh cùng tỉnh
Hồ sơ thành lập chi nhánh cùng tỉnh

Hồ sơ lập chi nhánh cùng tỉnh trọn bộ:

  • Cần thông báo về việc đăng ký thành lập chi nhánh cùng tỉnh cho công ty mẹ
  • Thành lập biên bản họp của hội đồng thành viên/ hội đồng chủ tịch/ người sở hữu công ty.
  • Bản sao công chứng quyết định thành lập công ty của hội đồng thành viên/ hội đồng chủ tịch/ người sở hữu công ty.
  • Bản sao căn cước, căn cước công dân, hộ chiếu của người đứng đầu chi nhánh cùng tỉnh.
  • Giấy ủy quyền cho người đi làm hồ sơ khi không phải là đại diện pháp luật của công ty.
Hồ sơ lập chi nhánh công ty khác tỉnh
Hồ sơ lập chi nhánh công ty khác tỉnh

Quy định và điều kiện thành lập chi nhánh công ty

Quy định trong việc lập chi nhánh công ty

Theo điều 19 của Luật Thương Mại 2005, luật có nêu rõ quy định chi nhánh sẽ có các quyền bao gồm:

  • Ký kết hợp đồng tại Việt nam với nội dung ký kết phù hợp với nội dung quy định trên giấy phép thành lập công ty.
  • Thực hiện hành động mua bán hàng hóa phù hợp với ngành nghề đã đăng ký kinh doanh dựa trên giấy phép thành lập chi nhánh.
  • Thuê địa điểm hoặc thuê/ mua các cơ sở vật chất khi chi nhánh cần.
  • Chi nhánh có thể tuyển dụng nhân sự làm việc cho chi nhánh ( lao động trong nước hoặc ngoài nước ).
  • Chi nhánh công ty có thể chuyển lợi nhuận sang nước ngoài theo quy định của luật Việt Nam
  • Chi nhánh cũng sẽ có con dấu theo quy định của luật pháp Việt Nam.

Điều kiện về việc lập chi nhánh công ty

Theo điều 45 của Luật Doanh Nghiệp được ban hành năm 2020 thì doanh nghiệp có quyền thành lập chi nhánh cùng tỉnh hay khác tỉnh với trụ sở chính ( công ty mẹ ). Tuy nhiên, phải đáp ứng một số điều kiện bao gồm:

  • Công ty thành lập chi nhánh cần phải có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  • Tên chi nhánh khi được thành lập sẽ được sử dụng từ bảng chữ cái tiếng Việt, các từ như F; J; Z; W, chữ số, các ký hiệu.
  • Tên chi nhánh yêu cầu có “ tên công ty “ cộng với cụm từ “ chi nhánh” phía sau.
  • Địa chỉ của chi nhánh không được đặt tại khu nhà tập thể, chung cư.
  • Chi nhánh chỉ được pháp kinh doanh những ngành nghề mà công ty mẹ đã đăng ký trước đó.
Quy định và điều kiện thành lập chi nhánh công ty
Quy định và điều kiện thành lập chi nhánh công ty

Hy vọng qua bài viết thành lập chi nhánh công ty cùng các thông tin liên quan đến hồ sơ – điều kiện và quy định thành lập trên. Đã giúp quý khách hiểu hơn về trình tự cần thực hiện khi muốn mở rộng quy mô cho doanh nghiệp.

Nếu mọi thứ còn quá khó khăn thì quý khách có thể tham khảo tới dịch vụ thành lập công ty của Kế Toán An Phú với mức giá tốt nhất, cạnh tranh với thị trường, nhanh chóng cho mọi doanh nghiệp.