Nội dung chính
Giải thể công ty không phải là một là một hoạt động hiếm thấy khi hàng năm có rất nhiều đơn vị kinh doanh phải thực hiện công việc này. Tuy nhiên cũng không ít người gặp phải khó khăn khi thực hiện việc giải thể, chúng khiến nhiều công ty mất thời gian và chi phí khá lớn. Chính vì thế trước khi thực hiện hãy đọc thông tin chi tiết trong bài viết sau đây để có sự chuẩn bị tốt nhất.
Trình tự giải thể công ty dành cho từng trường hợp
Có rất nhiều công ty buộc phải chọn phương án giải thể vì khó khăn, không thể duy trì hoạt động. Tuy nhiên sẽ có hai trường hợp, công ty tự giải thể và bị bắt buộc giải thể. Việc giải thể ở mỗi trường hợp cũng có sự khác nhau. Thông tin cụ thể như sau:
Trình tự giải thể trong trường hợp tự nguyện
Trong quá trình kinh doanh, công ty có thể sẽ gặp trường hợp thua lỗ, khó lòng mà khắc phục được, lúc này việc giải thể là điều phải làm. Đối với những công ty tự nguyện giải thể vì khó khăn sẽ thực hiện theo trình tự sau:
- Bước 1: Doanh nghiệp cần tổ chức họp để bàn về việc giải thể. Nội dung cuộc họp là lấy ý kiến thông qua của các thành viên, định ra thời hạn, khoản nợ, phương án xử lý tồn đọng.
- Bước 2: Quyền và lợi ích của các bên liên quan cần phải được doanh nghiệp thông báo rộng rãi để giải quyết.
- Bước 3: Chủ doanh nghiệp hoặc hội đồng thành viên phải tổ chức thanh lý tài sản hoặc lập hội đồng thanh lý.
- Bước 4: Hồ sơ giải thể sẽ được người đại diện công ty gửi đến cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 5 ngày làm việc
- Bước 5: Trong cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp người đại diện phải cập nhật nhanh tình trạng pháp lý của đơn vị.
Trường hợp giải thể bắt buộc
Trường hợp thứ 2 là bắt buộc, điều này xảy ra khi cơ quan có thẩm quyền phát hiện sự sai trái trong kinh doanh của công ty, doanh nghiệp mà bắt buộc phải giải thể. Những đơn vị kinh doanh giải thể trong trường hợp bắt buộc sẽ thực hiện trình tự như sau:
- Bước 1: Cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ thông báo trên cổng thông tin quốc gia và thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp ngay sau khi nhận được quyết định giải thể của Tòa án.
- Bước 2: Doanh nghiệp cần triệu tập cuộc họp về việc giải thể trong vòng 10 ngày nhận được giấy từ Tòa án
- Bước 3: Doanh nghiệp tổ chức thanh lý tài sản và thanh toán các khoản nợ
- Bước 4: Yêu cầu giải thể sẽ được đại diện doanh nghiệp nộp lên cơ quan chức năng.
- Bước 5: Cơ quan đăng ký kinh doanh cập nhật tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trong cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sau 180 ngày hồ sơ giải thể được phê duyệt.
Giải thể công ty đơn vị kinh doanh cần chuẩn bị những tài liệu gì?
Hồ sơ giải thể doanh nghiệp được quy định trong pháp luật bao gồm:
- Báo cáo thanh lý tài sản của doanh nghiệp,thông tin về chủ nợ và số nợ đã thanh toán hay còn tồn đọng. Thông tin về nợ sẽ bao gồm các khoản nợ kinh doanh, thuế và bảo hiểm của người lao động.
- Giấy chứng nhận mẫu dấu và con dấu chính thức của doanh nghiệp
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được sao kê công chứng.
- Nếu người nộp hồ sơ giải thể không phải là đại diện pháp luật thì cần phải có giấy uy quyền.
Ngoài những giấy tờ cơ bản trên thì xác nhận của ngân hàng nơi đã mở tài khoản, giấy tờ chứng minh đơn vị kinh doanh đã thông báo về việc giải thể theo như quy định của luật, chứng nhận đóng mã số thuế của cơ quan thuế… cũng là một số tài liệu cần chuẩn bị đầy đủ.
Kết luận
Thông tin về giải thể công ty trên đây dù chưa đầy đủ tuy nhiên cũng sẽ giúp bạn bớt vướng mắc trong quá trình thực hiện. Thế nhưng nếu bạn cần tư vấn kỹ càng hơn thì có thể tham khảo thêm các thông tin trên trang https://ketoananphu.dev/ để biết thêm chi tiết.