Đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng gồm những ai?

Đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng   

Hiện nay, thuế giá trị gia tăng (thuế VAT) được áp dụng phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới. Chúng ta cần cập nhật đầy đủ kiến thức về loại thuế này, hiểu được đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng bao gồm những ai để xác định bản thân có thuộc đối tượng nộp thuế hay không. Bài viết này sẽ cung cấp một số thông tin để chúng ta hiểu rõ hơn về thuế giá trị gia tăng.

Đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng   
Đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng

Thuế giá trị gia tăng là gì?

Thuế giá trị gia tăng là gì?
Thuế giá trị gia tăng là gì?

Thuế giá trị gia tăng hay còn gọi là thuế VAT là một loại thuế gián thu được tính dựa trên giá trị tăng thêm của sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ đã phát sinh khi sản xuất, lưu thông đến tay người dùng.

Thuế VAT chính là một trong các loại thuế có vai trò quan trọng trong việc cân bằng ngân sách Nhà nước, góp phần vào việc xây dựng và phát triển đất nước. Những quy định có liên quan tới loại thuế này được quy định ở Luật Thuế GTGT 2008. Đây là một loại thuế sẽ được nộp một cách trực tiếp vào khoản ngân sách Nhà nước dựa theo mức độ tiêu thụ của dịch vụ, hàng hóa. 

Đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng

Theo Điều 2 Nghị định 209/2013/NĐ-CP quy định người nộp thuế như sau:

“1. Người nộp thuế giá trị gia tăng là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng (sau đây gọi là cơ sở kinh doanh) và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa chịu thuế giá trị gia tăng (sau đây gọi là người nhập khẩu).

  1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam mua dịch vụ (kể cả trường hợp mua dịch vụ gắn với hàng hóa) của tổ chức nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam, cá nhân ở nước ngoài là đối tượng không cư trú tại Việt Nam thì tổ chức, cá nhân mua dịch vụ là người nộp thuế, trừ trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế giá trị gia tăng quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều này.

Quy định về cơ sở thường trú và cá nhân ở nước ngoài là đối tượng không cư trú tại Khoản này thực hiện theo quy định của pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp và pháp luật thuế thu nhập cá nhân.”

Đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng

Đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng
Đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng

Những đối tượng không cần chịu thuế VAT theo quy định là:

  • Sản phẩm, hàng hóa nông nghiệp (gồm hàng hóa rừng trồng) và chăn nuôi thủy hải sản chưa chế biến hay chỉ được sơ chế thông thường;
  • Dịch vụ tưới tiêu nước, nạo vét mương và cày bừa đất nhằm phục vụ cho ngành nông nghiệp, những dịch vụ thu hoạch ngành nông nghiệp;
  • Muối sản xuất từ nước biển, muối i-ốt có NaCl là thành phần chính, muối mỏ tự nhiên.
  • Nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước đang được cho người bán thuê;
  • Bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm nhân thọ và những loại dịch vụ bảo hiểm khác có liên quan tới con người, tàu thuyền, nông nghiệp, cây trồng, vật nuôi và những dịch vụ phục vụ cho việc đánh bắt thủy hải sản;
  • Chuyển quyền sở hữu và sử dụng đất.
  • Dịch vụ ngân hàng, tài chính hoặc kinh doanh chứng khoán;
  • Dịch vụ thú y, dịch vụ sinh có kế hoạch, y tế, chăm sóc người khuyết tật, người cao tuổi, điều dưỡng, phục hồi chức năng. Dịch vụ vận chuyển bệnh nhân, thuê giường bệnh, thuê phòng bệnh, xét nghiệm, chiếu và chụp máu của những cơ sở y tế;
  • Các dịch vụ bưu chính và viễn thông công cộng và từ bên nước ngoài về Việt Nam.
  • Dịch vụ tang lễ.
  • Dịch vụ duy trì vườn thú, công viên, vườn hoa, cây xanh đường phố, chiếu sáng cộng đồng; 

Một số đặc điểm của thuế GTGT

  • Thuế gián thu: Thuế VAT là loại thuế gián thu được tính dựa trên giá trị tăng thêm của dịch vụ, hàng hóa. Thuế VAT được phát sinh tới khâu cuối là tiêu dùng, người tiêu dùng chính là người chịu thuế.
  • Đối tượng sẽ chịu thuế lớn: Hầu hết người dân sẽ phải chịu thuế VAT. Trong những trường hợp cần phải khuyến khích sự tiêu dùng hay hạn chế trả tiền thuế thì Nhà nước sẽ thực hiện miễn thuế hay đánh thuế ở mức thuế suất thấp.
  • Tính trên giá trị tăng thêm của dịch vụ, hàng hóa: Đây chính là đặc điểm nhằm phân biệt thuế VAT với các loại thuế gián thu khác. Thuế VAT sẽ được tính từ khi sản xuất cho đến lúc lưu thông hàng hóa, tiêu dùng. Tuy nhiên, việc đánh thuế chỉ ở phần giá trị tăng thêm chứ không phải với toàn bộ phần giá trị của dịch vụ, hàng hóa.

Kết luận

Bài viết trên đã giúp chúng ta hiểu rõ hơn về đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng. Trên đây chỉ là các thông tin tham khảo. Để hiểu rõ hơn về thuế GTGT hoặc có nhu cầu về các gói dịch vụ kế toán và pháp lý bạn hãy liên hệ ngay Kế Toán An Phú.

Quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi:

Trụ sở: 91 Đinh Tiên Hoàng, Phường 3, Quận Bình Thạnh, TP.HCM.

Tel: 0902574504 – 0989778322.

Email: ketoanthueanphu@gmail.com

Website: https://ketoananphu.vn