Cách Hạch Toán Nghiệp Vụ Mua Hàng, Bán Hàng Như Thế Nào?

Cách Hạch Toán Nghiệp Vụ Mua Hàng, Bán Hàng Như Thế Nào?

Trong hoạt động kinh doanh, nghiệp vụ mua hàng và bán hàng đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả tài chính của doanh nghiệp. Việc hạch toán đúng và đầy đủ các nghiệp vụ này không chỉ đảm bảo tính minh bạch mà còn giúp doanh nghiệp kiểm soát tốt chi phí, doanh thu. Bài viết này sẽ cung cấp hướng dẫn chi tiết về cách hạch toán nghiệp vụ mua hàng và bán hàng, từ khái niệm đến quy trình thực tế.

Hạch toán nghiệp vụ mua hàng là gì?

Hạch toán mua hàng là quá trình ghi nhận, phản ánh và quản lý các giao dịch kinh tế phát sinh trong hoạt động mua sắm hàng hóa, nguyên vật liệu, hoặc dịch vụ tại doanh nghiệp. Mục tiêu của hạch toán mua hàng là đảm bảo thông tin về hàng hóa và chi phí liên quan được ghi chép đầy đủ, chính xác, giúp doanh nghiệp quản lý hiệu quả tài chính và hàng tồn kho.

Ý nghĩa quan trọng của hạch toán mua hàng:

  • Kiểm soát tài chính: Giúp doanh nghiệp theo dõi chi tiết các khoản chi phí và công nợ phải trả cho nhà cung cấp.
  • Quản lý hàng tồn kho: Đảm bảo số lượng, giá trị hàng hóa nhập kho được ghi nhận đầy đủ.
  • Tuân thủ pháp luật: Đáp ứng các yêu cầu về ghi chép kế toán, kê khai thuế và lập báo cáo tài chính.

Các hoạt động chính trong hạch toán mua hàng:

  • Ghi nhận giá trị hàng hóa, nguyên vật liệu hoặc dịch vụ mua vào.
  • Theo dõi thuế GTGT đầu vào được khấu trừ (nếu có).
  • Giúp quản lý nợ công với nhà cung cấp.
Hạch toán nghiệp vụ mua hàng là gì?
Hạch toán nghiệp vụ mua hàng là gì?

Hệ thống sổ sách, chứng từ và tài khoản sử dụng hạch toán

Sổ sách và chứng từ sử dụng trong hạch toán nghiệp vụ mua hàng

Doanh nghiệp bất kể loại hình nào đều cần những sổ sách để lưu trữ thông tin và dữ liệu kế toán. Trong trường hợp là doanh nghiệp thương mại, các loại sổ sách kế toán phổ biến thường gồm:

  • Sổ nhật ký chung: Là sổ tổng hợp của bộ phận phòng kế toán, ghi chép tất cả giao dịch kinh tế trong kỳ của doanh nghiệp.
  • Sổ cái tài khoản và sổ chi tiết tài khoản: Đây là những sổ dùng ghi chép các nghiệp vụ của doanh nghiệp, từ những tài khoản chung đến tài khoản đặc thù, hỗ trợ dễ dàng theo dõi từng khoản giao dịch.
  • Bảng tổng hợp nhập xuất và tồn hàng hóa: Đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp thương mại, bảng này phản ánh toàn bộ quá trình nhập, xuất và tồn kho của hàng hóa.
  • Sổ chi tiết hàng hóa: Dùng trong quản lý chi tiết từng mặt hàng, đặc biệt là với các doanh nghiệp có quy mô lớn.
  • Sổ quỹ tiền mặt: Ghi chép những giao dịch thu chi tiền mặt của doanh nghiệp.
  • Sổ tiền gửi ngân hàng: Ghi nhận các giao dịch của doanh nghiệp liên quan tới tiền gửi ngân hàng.
  • Bảng phân bổ chi phí trả trước: Ghi nhận chi phí được phân bổ cho những công cụ dụng cụ và các tài sản cố định.
  • Bảng khấu hao tài sản cố định: Phản ánh quá trình khấu hao cho các tài sản cố định có giá trị từ 30 triệu VNĐ trở lên.
  • Phiếu nhập xuất kho hàng hóa: Được tạo ra mỗi khi có các giao dịch mua bán hàng hóa.
  • Phiếu thu chi: Ghi nhận những giao dịch thu chi tiền mặt của doanh nghiệp.

Các sổ sách này không chỉ là công cụ quan trọng cho quản lý nội bộ mà còn đáp ứng các yêu cầu báo cáo tài chính và kiểm toán, đảm bảo tính chính xác và minh bạch trong suốt quá trình kinh doanh của doanh nghiệp.

Những loại sổ sách và chứng từ sử dụng trong việc hoạch toán nghiệp vụ mua hàng
Những loại sổ sách và chứng từ sử dụng trong việc hoạch toán nghiệp vụ mua hàng

Tài khoản sử dụng để hạch toán nghiệp vụ mua hàng 

Ngoài những tài khoản kế toán cơ bản, các doanh nghiệp thương mại cũng áp dụng một số tài khoản phản ánh đặc thù cho ngành nghề:

  • Tài khoản 156 – Tài khoản về hàng hóa
  • Tài khoản 151 – Hàng mua và đang đi đường
  • Tài khoản 157 – Tài khoản hàng được gửi bán
  • Tài khoản 5111 – Doanh thu bán hàng và cung cấp các dịch vụ
  • Tài khoản 5211 – Tài khoản chiết khấu thương mại
  • Tài khoản 5212 – Tài khoản giảm giá hàng bán
  • Tài khoản 5213 – Tài khoản về hàng bán bị trả lại
  • Tài khoản 632 –  Tài khoản về giá vốn hàng bán
  • Tài khoản 421 – Tài khoản lợi nhuận chưa phân phối
  • Tài khoản 911 – Tài khoản trong xác định kết quả kinh doanh

Những tài khoản này không chỉ giúp doanh nghiệp ghi nhận chính xác các hoạt động kinh doanh hàng ngày mà còn hỗ trợ trong phân tích và đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh.

Một số tài khoản sử dụng
Một số tài khoản sử dụng

Một số nghiệp vụ mua hàng trong nước thường gặp

Mua hàng nhập kho và mua hàng không qua kho.

  • Căn cứ vào hóa đơn GTGT cùng phiếu nhập kho kế toán ghi nhận:

 Nợ TK 152,156: giá trị của hàng nhập kho

 Nợ TK 1331: Số tiền thuế GTGT

 Có TK 111/112/131: Là tổng giá trị thanh toán

  • Đối với trường hợp doanh nghiệp mua hàng về dùng ngay hoặc chuyển bán cho khách không nhập kho sẽ hạch toán vào giá vốn hoặc chi phí.

  + Mua nguyên vật liệu và hàng hóa dùng ngay hoặc chuyển bán ngay:

  Nợ TK 621/632: Giá mua hàng chưa bao gồm thuế GTGT

  Nợ TK 1331: Số tiền thuế GTGT

  • Có TK 111/112/331: Tổng số tiền thanh toán.

  + Mua công cụ, dụng cụ đưa vào dùng ngay:

  Nợ TK 242: Giá trị CCDC được phân bổ nhiều lần

  Nợ TK 641/642: Giá trị CCDC được phân bổ 1 lần

  Nợ TK 1331: Tiền của thuế GTGT

  • Có TK 111/112/331: Tổng cộng giá thanh toán.
Những nghiệp vụ mua hàng trong nước thường gặp
Những nghiệp vụ mua hàng trong nước thường gặp

Kết luận

Hạch toán nghiệp vụ mua hàng, bán hàng là một phần quan trọng trong quản trị doanh nghiệp, đòi hỏi sự chính xác và tuân thủ quy định pháp luật. Nếu doanh nghiệp của bạn gặp khó khăn trong việc hạch toán hoặc cần tối ưu hệ thống kế toán, hãy liên hệ Kế toán An Phú để nhận tư vấn và hỗ trợ chuyên nghiệp.