Nội dung chính
Trong kinh doanh, việc tuân thủ nghĩa vụ thuế là yếu tố sống còn đối với mọi doanh nghiệp. Tuy nhiên, không ít doanh nghiệp rơi vào tình trạng bị cơ quan thuế áp dụng biện pháp cưỡng chế hóa đơn – một trong những chế tài mạnh tay nhất hiện nay. Vậy cưỡng chế hóa đơn là gì? Vì sao doanh nghiệp bị cưỡng chế và cách xử lý ra sao? Hãy cùng Kế toán An Phú tiềm hiểu ngay sau đây để bảo vệ an toàn pháp lý cho doanh nghiệp của bạn.
Cưỡng chế hóa đơn là gì?
Cưỡng chế hóa đơn là một trong các biện pháp sẽ được Tổng cục Thuế thực hiện đối với tổ chức, doanh nghiệp nhằm giải quyết tình trạng nợ thuế có khả năng thu hồi. Việc này đã được Quốc hội nêu rõ trong Luật Quản lý thuế.
Theo Thông tư số 215/2013/TT-BTC hướng dẫn việc áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế, Bộ Tài chính đã nêu rõ các phương thức cưỡng chế thuế đối với các trường hợp chậm nộp thuế, bao gồm cả biện pháp cưỡng chế liên quan đến hóa đơn.
Theo quy định tại Điều 3, Thông tư 215/2013/TT-BTC, các biện pháp cưỡng chế được quy định gồm:
- Khấu trừ tiền từ tài khoản của người bị cưỡng chế tại kho bạc nhà nước, tổ chức tín dụng; áp dụng biện pháp phong tỏa tài khoản.
- Khấu trừ một phần thu nhập hoặc tiền công.
- Thông báo hóa đơn hết hiệu lực sử dụng, tức là sẽ áp dụng biện pháp cưỡng chế hóa đơn.
- Xử lý tài sản, tổ chức bán đấu giá tài sản bị xử lý theo quy định pháp luật nhằm thu hồi tiền thuế còn nợ, tiền phạt, tiền chậm nộp thuế nộp vào ngân sách nhà nước.
- Thu hồi tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế do tổ chức, cá nhân khác đang quản lý.
- Rút lại giấy phép kinh doanh, giấy phép thành lập doanh nghiệp, giấy phép hoạt động, chứng chỉ hành nghề.
- Theo quy định, trong khoảng thời gian hóa đơn bị cưỡng chế, nếu doanh nghiệp vẫn cố tình dùng hóa đơn đã bị cưỡng chế, ví dụ như vẫn tiến hành các giao dịch mua bán có xuất hóa đơn, thì những hóa đơn này được xem là hóa đơn không hợp pháp.

Trường hợp doanh nghiệp cưỡng chế hóa đơn
Doanh nghiệp có thể bị áp dụng biện pháp cưỡng chế hóa đơn trong các trường hợp phổ biến sau:
- Nợ thuế quá hạn:
Khi doanh nghiệp có số tiền thuế, tiền phạt hoặc tiền chậm nộp quá hạn trên 90 ngày kể từ ngày hết hạn nộp mà không thực hiện nghĩa vụ, cơ quan thuế sẽ tiến hành cưỡng chế bằng cách thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng.
- Không hoạt động kinh doanh tại địa chỉ đăng ký
Doanh nghiệp ngừng hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký kinh doanh mà không thực hiện thông báo hoặc điều chỉnh thông tin với cơ quan thuế theo quy định.
- Không gửi tờ khai thuế và số tiền thuế
Doanh nghiệp không thực hiện nộp tờ khai thuế, tiền thuế đúng hạn và sau 3 lần cơ quan thuế gửi thông báo nhắc nhở nhưng vẫn không có phản hồi, cơ quan thuế sẽ áp dụng biện pháp cưỡng chế.
- Thay đổi vị trí kinh doanh mà không thông báo
Doanh nghiệp thay đổi địa chỉ trụ sở kinh doanh nhưng không cập nhật thông tin với cơ quan thuế, dẫn đến việc cơ quan thuế không thể kiểm soát nghĩa vụ thuế và sẽ tiến hành cưỡng chế hóa đơn.
- Bỏ trốn, tẩu tán tài sản:
Trong trường hợp doanh nghiệp cố ý trốn tránh nghĩa vụ thuế bằng cách bỏ trốn, tẩu tán tài sản hoặc có dấu hiệu bỏ địa chỉ kinh doanh nhằm che giấu, lẩn tránh nghĩa vụ, cơ quan thuế sẽ tiến hành cưỡng chế hóa đơn để kiểm soát hoạt động kinh doanh và thu hồi nghĩa vụ thuế.

Mức xử phạt khi sử dụng hóa đơn bất hợp pháp
Việc sử dụng hóa đơn bất hợp pháp có thể dẫn đến các mức xử phạt nghiêm khắc theo quy định của pháp luật hiện hành, cụ thể như sau:
- Phạt tiền:
Đối với tổ chức vi phạm các quy định hành chính liên quan đến hóa đơn, mức phạt tiền có thể lên đến 100 triệu đồng. Trong khi đó, cá nhân vi phạm các quy định tương tự sẽ bị xử phạt tối đa 50 triệu đồng.
Trường hợp vi phạm thủ tục thuế, nếu người vi phạm là tổ chức, mức xử phạt có thể lên đến 200 triệu đồng. Còn nếu là cá nhân, mức phạt tối đa được áp dụng là 100 triệu đồng.
Đối với hành vi kê khai sai dẫn đến việc làm giảm nghĩa vụ thuế hoặc làm tăng khoản thuế được miễn, giảm, hoàn thì sẽ bị phạt 20% trên số thuế kê khai thiếu hoặc số tiền thuế được hưởng sai quy định.
Trong các trường hợp cố tình trốn thuế, mức xử phạt sẽ dao động từ 1 đến 3 lần số tiền thuế đã bị gian lận.
- Biện pháp khắc phục hậu quả:
Ngoài hình thức xử phạt hành chính, doanh nghiệp vi phạm còn bị buộc hủy toàn bộ các hóa đơn đã lập không hợp pháp. Đây là biện pháp nhằm ngăn chặn các hành vi gian lận, gây thất thu ngân sách Nhà nước.
- Truy cứu trách nhiệm hình sự:
Trường hợp hành vi sử dụng hóa đơn bất hợp pháp có dấu hiệu gian lận, trốn thuế hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng, doanh nghiệp, cá nhân có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 203 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). Mức xử phạt có thể lên đến 500 triệu đồng hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 5 năm, tùy theo mức độ vi phạm và hậu quả gây ra.

Hướng dẫn xử lý khi doanh nghiệp bị cưỡng chế hóa đơn
Khi doanh nghiệp bị cưỡng chế hóa đơn, hoạt động kinh doanh có thể bị gián đoạn nghiêm trọng. Dưới đây là các bước xử lý hiệu quả để giảm thiểu rủi ro và duy trì hoạt động:
Xác định nguyên nhân bị cưỡng chế
Doanh nghiệp cần kiểm tra thông báo từ cơ quan thuế để xác định lý do bị cưỡng chế, có thể do:
- Nợ thuế quá hạn.
- Không hoạt động ở nơi đăng ký.
- Trễ hạn trong việc nộp tờ khai và tiền thuế.
- Chuyển địa điểm kinh doanh không thông báo.
- Bỏ trốn, tẩu tán tài sản.
Nộp đơn đề nghị sử dụng hóa đơn lẻ
Theo Công văn 1695/TCT-QLN, doanh nghiệp bị cưỡng chế hóa đơn có thể đề nghị sử dụng hóa đơn lẻ cho từng lần phát sinh để tiếp tục hoạt động kinh doanh. Điều kiện là doanh nghiệp phải nộp ngay ít nhất 18% doanh thu trên hóa đơn được sử dụng vào ngân sách nhà nước.
Cam đoan và thực hiện nghĩa vụ thuế
Doanh nghiệp cần lập văn bản cam kết nộp đầy đủ số thuế phát sinh trên hóa đơn lẻ và nộp ít nhất một phần tiền nợ thuế tối thiểu bằng 15% doanh thu trên hóa đơn được sử dụng.
Tuân thủ quy định và cam kết
Trong thời gian sử dụng hóa đơn lẻ, doanh nghiệp phải tuân thủ chặt chẽ các quy định và cam kết với cơ quan thuế. Nếu vi phạm, cơ quan thuế có thể dừng cho phép sử dụng hóa đơn lẻ.

Hướng dẫn xử lý khi doanh nghiệp bị cưỡng chế hóa đơn nhầm
Trong một số trường hợp, doanh nghiệp có thể bị cưỡng chế hóa đơn do nhầm lẫn hoặc sai sót từ phía cơ quan thuế. Điều này không chỉ gây ảnh hưởng đến uy tín mà còn làm gián đoạn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Khi gặp tình huống này, doanh nghiệp cần bình tĩnh xử lý theo các bước sau:
- Lập công văn đề nghị mở lại hóa đơn:
Doanh nghiệp cần nhanh chóng lập công văn gửi đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp, nêu rõ nội dung sự việc, trình bày cụ thể các căn cứ chứng minh việc bị cưỡng chế hóa đơn là do nhầm lẫn hoặc sai sót. Trong công văn, doanh nghiệp cũng cần đề xuất cơ quan thuế kiểm tra, rà soát lại dữ liệu và ra quyết định hủy bỏ cưỡng chế, đồng thời cho phép tiếp tục sử dụng hóa đơn.
- Gửi công văn và theo dõi phản hồi:
Sau khi hoàn tất công văn, doanh nghiệp nộp trực tiếp tại bộ phận một cửa hoặc qua cổng dịch vụ công trực tuyến của cơ quan thuế. Doanh nghiệp cần lưu ý theo dõi sát sao tiến độ xử lý hồ sơ, đồng thời chủ động liên hệ bộ phận phụ trách để được cập nhật tình trạng giải quyết.
Hướng dẫn xử lý khi doanh nghiệp bị cưỡng chế hóa đơn nhầm

Trong trường hợp được xác nhận nhầm lẫn, cơ quan thuế sẽ ra thông báo chính thức hủy bỏ cưỡng chế hóa đơn và khôi phục quyền sử dụng hóa đơn cho doanh nghiệp.
Việc xử lý kịp thời, đúng thủ tục sẽ giúp doanh nghiệp tránh được những tổn thất không đáng có, đồng thời đảm bảo tính minh bạch và tuân thủ đúng quy định pháp luật về thuế.
Lời kết
Việc bị cưỡng chế hóa đơn không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh mà còn tiềm ẩn nhiều rủi ro kinh doanh nghiêm trọng. Để tránh những hậu quả không mong muốn, doanh nghiệp cần nhanh chóng xác định nguyên nhân và có giải pháp xử lý kịp thời.
Kế toán An Phú là đối tác tin cậy, sẵn sàng đồng hành cùng doanh nghiệp trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến cưỡng chế hóa đơn. Với hơn 07 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kế toán và thuế, đội ngũ chuyên gia của An Phú cam kết mang đến dịch vụ chuyên nghiệp, hiệu quả và tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp.