Mẫu thông báo thành lập chi nhánh chi tiết và chuẩn cho doanh nghiệp

Mẫu thông báo thành lập chi nhánh chi tiết và chuẩn cho doanh nghiệp

Kinh tế, xã hội ngày càng phát triển mạnh mẽ, các doanh nghiệp cũng có cho mình những bước tiến mới nhằm mở rộng quy mô và mạng lưới doanh nghiệp thông qua những chi nhánh. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng nắm rõ hết về quy trình và thủ tục để thành lập chi nhánh mới một cách chuẩn xác. Trong bài biết này, Kế Toán An Phú sẽ mang đến cho bạn mẫu thông báo thành lập chi nhánh chi tiết và chuẩn cho doanh nghiệp để bạn tham khảo nhé !

Mẫu thông báo thành lập chi nhánh chi tiết và chuẩn cho doanh nghiệp
Mẫu thông báo thành lập chi nhánh chi tiết và chuẩn cho doanh nghiệp

Tại sao cần thông báo thành lập chi nhánh

Thông báo thành lập chi nhánh doanh nghiệp là một tài liệu pháp lý vô cùng quan trọng mà các doanh nghiệp cần phải gửi đến cơ quan đăng ký kinh doanh hoặc gửi đến cơ quan quản lý doanh nghiệp nhằm thông báo về việc thành lập một chi nhánh mới. Thông báo này không những là bước pháp lý cần thiết khi thành lập chi nhánh mà đây còn là bước thiết trong quá trình doanh nghiệp mở rộng mạng lưới hoạt động của công ty. Thông báo này sẽ giúp hoàn thiện hồ sơ thành lập chi nhánh và giúp doanh nghiệp thực hiện việc mở chi nhánh được nhanh chóng, thuận lợi và đảm bảo đáp ứng đúng yêu cầu pháp lý về luật kinh doanh. Việc làm này vừa giúp đảm bảo cho sự hợp pháp của các hoạt động chi nhánh mà vừa giúp doanh nghiệp tránh được các rủi ro về pháp lý trong tương lai. 

Tại sao cần thông báo thành lập chi nhánh
Tại sao cần thông báo thành lập chi nhánh

Những thông tin quan trọng cần có trong thông báo thành lập chi nhánh

Một số các thông tin quan trọng cần phải có trong thông báo thành lập chi nhánh như sau: 

  1. Tên địa điểm kinh doanh/chi nhánh/văn phòng đại diện.
  2. Địa chỉ điểm kinh doanh/chi nhánh/văn phòng đại diện
  3. Nội dung hoạt động, ngành nghề kinh doanh
  4. Người đứng đầu địa điểm kinh doanh/chi nhánh/văn phòng đại diện
  5. Chi nhánh/đơn vị chủ quản ( trường hợp đăng ký hoạt động địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh mới kê khai)
  6. Đề nghị cấp Giấy phép chứng nhận đăng ký chi nhánh/địa điểm kinh doanh/văn phong đại diện
  7. Thông tin đăng ký thuế chi nhánh
  8. Đăng ký sử dụng hóa đơn cho chi nhánh
  9. Thông tin về việc thực hiện đóng bảo hiểm xã hội (chi nhánh/văn phòng đại diện mới cần kê khai)
  10. Chi nhánh doanh nghiệp chứng khoán nước ngoài/Chi nhánh doanh nghiệp quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam
Những thông tin quan trọng cần có trong thông báo thành lập chi nhánh
Những thông tin quan trọng cần có trong thông báo thành lập chi nhánh

Những quy định về đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh

Theo Điều 45 thuộc Luật Doanh nghiệp năm 2020 có quy định về việc đăng ký hoạt động văn phòng đại diện, chi nhánh và địa điểm kinh doanh như sau:

– Doanh nghiệp có quyền thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện ở trong nước và nước ngoài. Doanh nghiệp có thể đặt một hoặc nhiều chi nhánh, văn phòng đại diện tại một địa phương theo địa giới đơn vị hành chính.

– Trường hợp thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện trong nước, doanh nghiệp gửi hồ sơ đăng ký hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện đến Cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt chi nhánh, văn phòng đại diện. Hồ sơ bao gồm:

+ Thông báo thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện;

+ Bản sao quyết định thành lập và bản sao biên bản họp về việc thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp; bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện.

– Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện; trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho doanh nghiệp. 

Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện thì phải thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp và nêu rõ lý do.

– Doanh nghiệp chịu trách nhiệm đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có thay đổi.

– Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày quyết định địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp thông báo địa điểm kinh doanh đến Cơ quan đăng ký kinh doanh.

Những quy định về đăng ký hoạt động chi nhánh
Những quy định về đăng ký hoạt động chi nhánh

Mẫu thông báo thành lập chi nhánh

Thông báo thành lập chi nhánh là bước pháp lý bắt buộc đối với các doanh nghiệp. Nội dung của thông báo cần phải đảm bảo đúng theo quy định pháp luật, chính xác, cụ thể. Sau đây là mẫu thông báo thành lập chi nhánh:

Mẫu thông báo thành lập chi nhánh
Mẫu thông báo thành lập chi nhánh

Những lưu ý khi soạn thảo thông báo thành lập chi nhánh

Khi soạn thảo thông báo thành lập chi nhánh doanh nghiệp cần lưu ý đến một số vấn đề sau:

  • Đảm bảo ngôn từ lịch sự và rõ ràng
  • Thông tin đầy đủ, chính xác và cụ thể ngày hoạt động
  •  Đảm bảo các thông tin liên hệ và địa chỉ chi nhánh chính xác
  • Tuân thủ quy định về hình thức và yêu cầu về soạn thảo văn bản
  • Thông báo phải được ký và đóng dấu theo đúng quy định
  • Các giấy tờ, tài liệu có liên quan đến việc thành lập chi nhánh cần được cung cấp đầy đủ
  • Thực hiện theo đúng quy trình thông báo thành lập chi nhánh theo Pháp luật
  • Kiểm tra các quy định mới của Pháp luật trước khi soạn thảo văn bản.

Việc chú ý đến những vấn đề trên sẽ giúp việc thông báo thành lập chi nhánh được thực hiện nhanh chóng, thuận lợi.

Những lưu ý khi soạn thảo thông báo thành lập chi nhánh
Những lưu ý khi soạn thảo thông báo thành lập chi nhánh

Kết luận

Qua bài viết chắc hẳn các bạn cũng đã biết được tại sao phải thông báo thành lập chi nhánh và các quy định về việc đăng ký hoạt động văn phòng đại diện/chi nhánh/địa điểm kinh doanh rồi. Hy vọng với các thông tin kế toán An Phú chia sẻ sẽ giúp cho bạn dễ dàng hơn trong việc đăng ký và thông báo thành lập chi nhánh cho doanh nghiệp của mình. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc hoặc câu hỏi nào liên quan đến vấn đề trên thì hãy liên hệ ngay cho kế toán An Phú để được chúng tôi giải đáp ngay nhé !