05 Ngành Nghề Không Cần Đăng Ký Kinh Doanh

05 Ngành Nghề Không Cần Đăng Ký Kinh Doanh

Hiện nay, có nhiều hình thức kinh doanh với đa dạng ngành nghề khác nhau, điều này cũng vô tình tạo nên sự phức tạp trong việc lựa chọn ngành nghề đăng ký kinh doanh. Mặc dù thủ tục thực hiện đăng ký kinh doanh là bắt buộc theo quy định luật pháp, nhưng vẫn có nhiều ngành nghề lại không cần thực hiện các thủ tục này và cũng không cần phải đăng ký kinh doanh. Vậy đó là những ngành nghề, lĩnh vực nào ? Hãy cùng Kết toán An Phú tìm hiểu 5 ngành nghề không cần đăng ký kinh doanh trong bài viết này nhé !

05 Ngành Nghề Không Cần Đăng Ký Kinh Doanh
05 Ngành Nghề Không Cần Đăng Ký Kinh Doanh

Đăng ký kinh doanh là gì?

Đăng ký kinh doanh là công tác ghi nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền bởi văn bản về sự ra đời của các chủ thể kinh doanh theo những quy định của pháp luật. Đăng ký kinh doanh là cách gọi trước đây theo Luật doanh nghiệp năm 2014, tuy nhiên cách gọi này đã thay đổi từ Luật doanh nghiệp năm 2020 và đổi thành đăng ký doanh nghiệp. 

Theo quy định của Nghị định 01/2021/NĐ-CP thì đăng ký doanh nghiệp là việc mà doanh nghiệp hoặc người thành lập doanh nghiệp cung cấp các thông tin về đăng ký doanh nghiệp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh, sau đó thông tin sẽ được hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia lưu trữ lại về việc đăng ký doanh nghiệp.

Đăng ký doanh nghiệp bao gồm nhiều hình thức như đăng ký thành lập chi nhánh, thành lập doanh nghiệp, đăng ký địa điểm kinh doanh, thành lập văn phòng đại diện cả nhiều nghĩa vụ khác theo quy định thuộc Nghị định. Ngoài ra, đăng ký doanh nghiệp còn có thể áp dụng đối với hợp tác xã, hộ kinh doanh và liên hiệp hợp tác xã. 

Đăng ký kinh doanh là gì?
Đăng ký kinh doanh là gì?

05 ngành nghề không cần đăng ký kinh doanh

Hiện nay có một số ngành nghề không cần đăng ký kinh doanh/đăng ký doanh nghiệp và cụ thể là 05 ngành nghề sau đây:

  • Ngành nghề bán hàng rong: là quá trình mua bán hàng hóa nhưng không có địa điểm cố định, có thể là bán rong, mua rọng hoặc là vừa bán vừa mua, kể cả việc bán rong các loại tạp chí, sách báo, văn phòng phẩm từ những thương nhân được cấp phép kinh doanh.
  • Ngành nghề buôn bán nhỏ lẻ: là các hoạt động mua bán đối với những mặt hàng nhỏ lẻ và không có địa điểm cố định.
  • Kinh doanh buôn bán quà vặt: là các hoạt động bán đồ ăn, thức uống hay quà bánh có thể có hoặc không có địa điểm cố định.
  • Buôn chuyến: là hoạt động mua sản phẩm hàng hóa ở nơi khác về theo từng chuyến hàng nhằm bán lại cho người mua buôn hoặc cho người bán lẻ;
  • Cung ứng những dịch vụ lưu động: sửa xe, đánh giày, bán vé số, cắt tóc, chụp hình, vẽ tranh và một vài dịch vụ khác có thể có hoặc không có địa điểm cố định. 
  • Những hoạt động thương mại độc lập khác cũng không cần đăng ký kinh doanh.
05 ngành nghề không cần đăng ký kinh doanh
05 ngành nghề không cần đăng ký kinh doanh

Những cá nhân, đối tượng không cần thực hiện đăng ký kinh doanh

Theo quy định tại Điều 66 thuộc Nghị định 78/2015/NĐ-CP (quy định cũ), những đối tượng không cần đăng ký kinh doanh bao gồm:

  • Các hộ gia đình làm muối và sản xuất các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp. 
  • Những người buôn chuyến, buôn hàng rong, quà vặt, hoạt động kinh doanh lưu động, kinh doanh thời vụ, trừ khi kinh doanh những ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.
  • Những cá nhân làm ngành dịch vụ có mức thu nhập thấp được áp dụng trên địa phương do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định.

Theo quy định hiện hành tại Điều 79 thuộc Nghị định 01/2021/NĐ-CP, những đối tượng không cần đăng ký kinh doanh bao gồm:

  • Các hộ gia đình làm muối và sản xuất các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp. 
  • Những người buôn chuyến, buôn hàng rong, quà vặt, hoạt động kinh doanh lưu động, kinh doanh thời vụ, trừ khi kinh doanh những ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.
  • Những cá nhân làm ngành dịch vụ có mức thu nhập thấp được áp dụng trên địa phương do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định.
Nông lâm, ngư nghiệp là những đối tượng không cần đăng ký kinh doanh
Nông lâm, ngư nghiệp là những đối tượng không cần đăng ký kinh doanh

Vì sao có những ngành nghề không cần đăng ký kinh doanh?

Nhiều ngành nghề không cần đăng ký kinh doanh bởi các lý do sau đây:

  • Các ngành nghề không cần đăng ký kinh doanh thường sẽ có quy mô nhỏ, không tác động hay ảnh hưởng nhiều tới nền kinh tế và đời sống xã hội.
  • Các ngành nghề này không thuộc nhóm ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, có yêu cầu về môi trường, an ninh, an toàn trật tự xã hội và cần bảo vệ sức khoẻ con người. 
  • Các ngành nghề là các ngành nghề gắn liền với phong tục, tập quán, truyền thống của người dân Việt Nam.

Tuy nhiên, những cá nhân đang hoạt động trong nhóm ngành không cần đăng ký kinh doanh nhưng những cá nhân này vẫn phải tuân thủ những quy định pháp luật và phải chịu sự quản lý của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Nếu muốn mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh hoặc chuyển hướng sang những ngành nghề khác thì cần phải thực hiện đăng ký kinh doanh theo đúng quy định.

Lý do các ngành nghề không cần đăng ký kinh doanh?
Lý do các ngành nghề không cần đăng ký kinh doanh?

Mức xử phạt đối khi không đăng ký kinh doanh trong trường hợp phải đăng ký

Tại khoản 1 thuộc Điều 62 của Nghị định 122/2021/NĐ-CP quy định, áp dụng mức phạt tiền từ 5.000.000 đồng cho đến 10.000.000 đồng đối với các hộ kinh doanh không đăng ký thành lập hộ kinh doanh trong các trường hợp bắt buộc phải đăng ký theo quy định.

Ngoài ra, mức xử phạt này cũng sẽ áp dụng cho một số hành vi như sau: 

  • Cá nhân, những thành viên hộ gia đình đăng ký kinh doanh nhiều hơn một hộ kinh doanh.
  • Không được quyền, không được cấp phép thành lập hộ kinh doanh nhưng vẫn cố tình thành lập hộ kinh doanh.
  • Không tiến hành đăng ký thay với cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện về việc thay đổi nội dung về Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh trong thời gian 10 ngày kể từ khi có thay đổi. 
Mức xử phạt đối với trường hợp không đăng ký kinh doanh từ 5tr - 10tr
Mức xử phạt đối với trường hợp không đăng ký kinh doanh từ 5tr – 10tr

Kết luận

Qua bài viết, chắc hẳn các bạn cũng đã biết được các đối tượng và các ngành nghề không cần đăng ký kinh doanh. Hy vọng với các thông tin trên sẽ giúp cho bạn thực hiện việc kinh doanh dễ dàng và đúng pháp luật. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào thì hãy liên hệ ngay cho Kế toán An Phú để được hỗ trợ tư vấn  và giải đáp pháp lý trọn gói nhé !