Tìm hiểu ưu nhược điểm của thuế giá trị gia tăng

Tìm hiểu ưu nhược điểm của thuế giá trị gia tăng

Thuế giá trị gia tăng có một vai trò rất quan trọng đối với ngân sách của Nhà nước. Việc khai báo đúng, đầy đủ và chính xác loại thuế này chính là nghĩa vụ, trách nhiệm của mỗi doanh nghiệp. Vậy ưu nhược điểm của thuế giá trị gia tăng là gì? Bài viết này sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về thuế GTGT cũng như các ưu, nhược điểm của loại thuế này.

Tìm hiểu ưu nhược điểm của thuế giá trị gia tăng 
Tìm hiểu ưu nhược điểm của thuế giá trị gia tăng

Thuế GTGT là gì?

Thuế GTGT là gì?
Thuế GTGT là gì?

Theo Điều 2 Luật số 13/2008/QH12:

Thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.”

Thuế giá trị gia tăng hay còn có tên gọi khác là thuế VAT. Đây chính là một loại thuế sẽ được tính cộng vào phần giá bán các loại sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ mà người tiêu dùng sẽ phải chi trả, thanh toán khi dùng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đó. Mặc dù người tiêu dùng là người sẽ phải chi trả phần thuế giá trị gia tăng nhưng đơn vị sản xuất, kinh doanh sẽ là người thực hiện về nghĩa vụ đóng thuế này với Nhà nước.

Thuế giá trị gia tăng chỉ áp dụng ở phần giá trị tăng thêm chứ không phải là đối với toàn bộ giá trị của dịch vụ, sản phẩm, hàng hóa.

Theo Điều 3 Thông tư 219/2013/TT-BTC:

“Người nộp thuế GTGT là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT ở Việt Nam, không phân biệt ngành nghề, hình thức, tổ chức kinh doanh (sau đây gọi là cơ sở kinh doanh) và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa, mua dịch vụ từ nước ngoài chịu thuế GTGT (sau đây gọi là người nhập khẩu) bao gồm:

  1. Các tổ chức kinh doanh được thành lập và đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp, Luật Doanh nghiệp Nhà nước (nay là Luật Doanh nghiệp), Luật Hợp tác xã và pháp luật kinh doanh chuyên ngành khác;
  2. Các tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức sự nghiệp và các tổ chức khác;
  3. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia hợp tác kinh doanh theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (nay là Luật đầu tư); các tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động kinh doanh ở Việt Nam nhưng không thành lập pháp nhân tại Việt Nam;
  4. Cá nhân, hộ gia đình, nhóm người kinh doanh độc lập và các đối tượng khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu;
  5. Tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh tại Việt Nam mua dịch vụ (kể cả trường hợp mua dịch vụ gắn với hàng hóa) của tổ chức nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam, cá nhân ở nước ngoài là đối tượng không cư trú tại Việt Nam thì tổ chức, cá nhân mua dịch vụ là người nộp thuế, trừ trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT hướng dẫn tại khoản 2 Điều 5 Thông tư này.

Quy định về cơ sở thường trú và đối tượng không cư trú thực hiện theo pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp và pháp luật về thuế thu nhập cá nhân.

  1. Chi nhánh của doanh nghiệp chế xuất được thành lập để hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế.”

Ưu nhược điểm của thuế giá trị gia tăng

Sau đây chúng ta hãy cùng tìm hiểu chi tiết về các ưu nhược điểm của loại thuế giá trị gia tăng này nhé.

Ưu điểm thuế GTGT

Ưu điểm thuế GTGT
Ưu điểm thuế GTGT
  • Với việc lưu thông sản phẩm, hàng hóa: Thuế giá trị gia tăng góp phần cho việc ổn định mức giá, mở rộng sự lưu thông sản phẩm, hàng hóa. Từ đó, góp phần thúc đẩy việc sản xuất, đẩy mạnh xuất khẩu;
  • Về phần thuế suất: Năm 2008 đã rút gọn chỉ còn ba mức thuế suất là 10%, 5% và 0%. Việc này giúp cho Nhà nước, ngành Thuế quản lý hiệu quả hơn và giảm bớt những hiện tượng gian lận thuế.
  • Đối với việc thu ngân sách: Thuế giá trị gia tăng áp dụng phổ biến với mọi cá nhân, tổ chức tiêu dùng hàng hóa, sản phẩm hay được cung ứng các dịch vụ, góp phần tạo nên nguồn thu lớn và khá ổn định cho ngân sách của Nhà nước. Loại thuế này chiếm tỷ trọng lớn trong các sắc thuế, tầm khoảng 20% trên tổng số thu ngân sách Nhà nước.
  • Với các hàng hóa, sản phẩm xuất khẩu: Theo quy định của thuế suất thuế GTGT của hàng hóa xuất khẩu là ở mức 0%, tức là doanh nghiệp xuất khẩu sẽ được hoàn tất cả số thuế giá trị gia tăng đã thực hiện nộp ở đầu vào, đây chính là một hình thức trợ giá từ Nhà nước đối với sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu. Việc này giúp cho các doanh nghiệp tập trung nguồn hàng ở trong nước xuất khẩu, có thể cạnh tranh được với sản phẩm, hàng hóa ở thị trường quốc tế.
  • Góp phần hạn chế nhập khẩu: Đối với hàng hóa nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng sẽ được tính ở trên giá mua. Việc này sẽ khiến cho phần chi trả của doanh nghiệp cao hơn hàng hóa cùng loại được mua trong nước. Do đó, thuế GTGT có thể giúp hạn chế việc nhập khẩu và bảo hộ việc sản xuất kinh doanh các loại hàng hóa nội địa.
  • Tránh tình trạng thất thu thuế: Khi loại thuế giá trị gia tăng được tính theo cách khấu trừ thì việc khấu trừ này sẽ được thực hiện dựa trên hóa đơn mua vào. Việc này giúp thúc đẩy người mua yêu cầu người bán phát hành hóa đơn một cách hợp pháp. Từ đó, khắc phục được việc thông đồng giữa người bán và người mua nhằm trốn thuế.
  • Có tính trung lập khá cao. Loại thuế giá trị gia tăng sẽ không bị kết quả kinh doanh làm ảnh hưởng. Đây không phải yếu tố chi phí mà chỉ là khoản được cộng vào phần giá bán của bên cung cấp dịch vụ, hàng hóa. Do đó, sắc thuế này sẽ không gây ảnh hưởng lớn tới mục tiêu khuyến khích hoặc hạn chế việc sản xuất, kinh doanh theo những ngành nghề cụ thể.
  • Công tác quản lý của doanh nghiệp: Loại thuế giá trị gia tăng giúp thúc đẩy việc thực hiện chế độ chứng từ được tốt hơn. Bởi vì yêu cầu việc kê khai, khấu trừ loại thuế này mà các doanh nghiệp chú trọng hơn tới công tác kế toán. Từ đó, giúp cho việc quản lý các hóa đơn được chặt chẽ hơn.   

Nhược điểm thuế GTGT

Nhược điểm thuế GTGT
Nhược điểm thuế GTGT
  • Việc quản lý tốn khá nhiều chi phí.
  • Tính điều tiết không được cao vì thuế giá trị gia tăng ít thuế suất.
  • Không đảm bảo về yêu cầu công bằng vì dù có thu nhập cao hay thấp thì cũng phải chịu mức thuế giống nhau.

Thực trạng thuế GTGT hiện nay tại các doanh nghiệp

Việc gian lận về thuế giá trị gia tăng ở các doanh nghiệp vẫn luôn là một vấn đề khá nan giải trong những năm qua. Trước các hành vi, thủ đoạn gian lận tinh vi, phức tạp, các cơ quan quản lý chưa thể tìm ra hướng giải quyết triệt để. Dù các hành vi đó được thực hiện bằng hình thức nào vẫn đều gây ra các tổn hại đến ngân sách của Nhà nước, gây áp lực cho cơ quan quản lý. Từ đó, khiến cho môi trường doanh nghiệp cạnh tranh không được lành mạnh, ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế và xã hội. 

Tư vấn thuế chuyên nghiệp tại Kế Toán An Phú

Bài viết trên đã giúp chúng ta hiểu rõ hơn về ưu nhược điểm của thuế giá trị gia tăng. Quý khách hàng có nhu cầu về dịch vụ tư vấn thuế chuyên nghiệp hãy liên hệ ngay Kế Toán An Phú.

Trụ sở: 91 Đinh Tiên Hoàng, Phường 3, Quận Bình Thạnh, TP.HCM.

Tel: 0902574504 – 0989778322.

Email: ketoanthueanphu@gmail.com

Website: https://ketoananphu.vn